Xung quanh việc Séc muốn từ bỏ các thiết bị quân sự thời Liên Xô

Lan Hạ (Theo Sputnik)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trong tháng này, các phương tiện truyền thông Séc đưa tin, các lực lượng vũ trang của CH Séc có ý định từ bỏ những thiết bị quân sự của Liên Xô, cụ thể là các thiết bị của Liên Xô đang trở nên lỗi thời chứ không phải các thiết bị hiện đại của Nga.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Luật Petr Markvart, đang làm việc cho công ty DEFCON xuất nhập khẩu thiết bị quân sự, được thành lập vào năm 2009.

Theo ông Markvart, Séc muốn từ bỏ chủ yếu là các phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nặng - xe tăng T-72 và xe chiến đấu bộ binh BVP-2 đã được sản xuất theo giấy phép của Liên Xô tại các nhà máy Slovakia trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Các thiết bị quân sự này đã được sản xuất cách đây 30-35 năm.  

Trực thăng chiến đấu Mi-24. Ảnh: Getty
Trực thăng chiến đấu Mi-24. Ảnh: Getty
Theo tiến sĩ Markvart, một số nền tảng hiện đã hoàn toàn lỗi thời, đặc biệt là hệ thống điều khiển và hệ thống liên lạc. Lý do chính để thay thế thiết bị là các loại kỹ thuật Liên Xô không tương thích với tiêu chuẩn NATO (ở đây không nói về chất lượng).

Tuy nhiên, có khá nhiều loại thiết bị Liên Xô có thể được "phương Tây hóa" bằng cách khác và không cần  mua vũ khí mới từ các quốc gia của liên minh quân sự này. Có thể kể đến loại máy bay trực thăng Mi-24, đây có lẽ là loại trực thăng chiến đấu thành công nhất. Chúng đã được sử dụng trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất và chỉ cần bảo trì tối thiểu.

Theo ông Markvart, nếu các máy bay này được nâng cấp thì sẽ nâng tuổi "nghỉ hưu" của chúng thêm hai mươi năm nữa với chi phí tối thiểu. 

Chuyên gia Markvart tin tưởng các loại thiết bị hiện đại của Nga sánh được với các mẫu quốc tế. Nga có kỹ thuật quân sự tuyệt vời về nhiều mặt. Một bằng chứng cho điều đó là các cường quốc quân sự như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập mua xe bọc thép và máy bay của Nga, đặc biệt là các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Trực thăng chiến đấu Mi-35. Ảnh: AP
Trực thăng chiến đấu Mi-35. Ảnh: AP
 Cách đây không lâu, Nga đã gây sốc cho cộng đồng quốc tế với các xe bọc thép trên nền tảng Armata, cùng máy bay Su-35 và trên hết là Su-57. Ngoài ra, việc sử dụng các hệ thống vũ khí Nga dựa trên nguyên tắc không giống với quan điểm của Mỹ và NATO.

Các  thiết bị quân sự của Nga được thiết kế để bảo vệ lãnh thổ và không phận, trừ tên lửa liên lục địa và máy bay ném bom chiến lược (thuộc nhóm vũ khí tấn công). Trong khi đó, theo ông Markvart, NATO và Mỹ phát triển không ngừng các nhóm đặc nhiệm và các lực lượng tấn công./.

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.