Ý kiến từ cơ sở

21/12/2011 17:44

(Baonghean.vn) Sản xuất nôngnghiệp luôn đối mặt với rủi ro thiên tai, dịch bệnh, do đó chủ trương của Trung ương và tỉnh cho thí...

(Baonghean.vn) Sản xuất nôngnghiệp luôn đối mặt với rủi ro thiên tai, dịch bệnh, do đó chủ trương của Trung ương và tỉnh cho thí điểm về bảo hiểm cây lúaở huyện Yên Thànhvà chăn nuôi trâu, bò, lợn ở huyện Đô Lương đã tạo chỗ dựa cho người nông dân yên tâm sản xuất".

Quyết định 315 quy định: Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nghèo,80% cho hộ cận nghèo, 60%cho nông dân không thuộc diện nghèo, cận nghèo và 20% cho các tổ chức tham gia sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy vẫn cònnhững quan ngại và nguyện vọng từ cơ sở.

Tại xã Nam Thành và Trung Thành, một số bà con cho rằng: Số tiền đóng phívẫn khá cao đối với nông dân. Thực tế cho thấy, đóng phí Bảo hiểm y tế sau khi được Nhà nước hỗ trợ cho hỗ nghèo và cận nghèo chỉ còn mấy chục nghìn mỗi thẻ mà nhiều người vẫn không tham gia huống chi mỗi sào ruộng phải đóng nhiều hơn. Nguyên tắc của bảo hiểm là lấy số đông bù số ít . Nếu bà con tham gia, ít thì lỗ càng nhiều và không đạt mục đích nhân đạo. Thật ra cây lúa đang chịu nhiều chi phí nên mức đóng góp 1% trên sản lượng là vừa.

Ở xã Trung Thành, một số bà con không đồng tình quy định cách tính:“Sẽ căn cứ vào sản lượng trung bình trong 5 năm gần nhấtlàm căn cứ gốc chi trả”. Theo cách tinh ấy thì nông dân thiệt, bởi sản lượng nông nghiệp luôn luôn tăng. Nên chăng lấy sản lượng 3 năm liền kề, để người dân không thiệt.

Một số người ở xã Xuân Thành, Tăng Thành và Hoa Thành lại băn khoăn về quy định của cơ quan bảo hiểm về điều kiện được bồi thường là sản xuất phải đúng quy trình.Họ nói đây là một khái niệm trừu tượng và khó giám sát, có thể là cái cớ để cơ quan bảo hiểm từ chối chi trả khi xảy ra sự cố. Trong quy trình nêu: Khi có sâu bệnh người nông dân phải phun thuốc bảo vệ thực vật mấy lần, loại gì mua thuốc có địa chỉ chức năng… nhưng thực tế nếu cơ quan dự báo không kịp thời hoặc bà con áp dụng quy tắc dịch hại tổng hợp mà không dùng thuốc trừ sâu trước đó có hiệu quả, nay bị thiệt hại thìcó bị xem là sai quy trình không?. Ngay cả vấn đề thời vụ cũng vậy, các nhà khoa học thì tính lịch gieo cấy theo số liệu, còn bà con nông dân thì theo kinh nghiệm thực tế đồng đất của mình và theo năng lực sản xuất của mình nữa .

Thực tế nhiều năm qua có thể trước, sau một vài tuần so với lịch của tỉnh vẫn thắng lợi, nhưng năm nào đó giả dụ có sự cố thì cơ quan bảo hiểm có cho là sai quy trình để từ chối bồi thường không? Trong chăn nuôi cũng vậy, tại xã Liên Sơn, Trung Sơn (Đô Lương) bà con nói: “Lâu nay chúng tôi mua giống trâu, bò, lợn thường qua chợ, hoặc người trong làng, không mấy khi mua được giống của tỉnh, của huyện quản lý, được kiểm dịch. Vậy khixảy ra dịch bệnh có được bồi thường không ?. Thức ăn chăn nuôi theo quy trình khi thiệt hại mới được chấp nhận đền bù thì cũng quá khó vì từ lâu người nông dân chăn nuôi theo kiểu truyền thống, nhiều người không có điều kiệnmua thức ăn chế biến công nghiệp;

Vậy điều kiện nếu muốn được bồi thường phải sản xuất đúng quy trình là quá khó. Nói cách khác, sản xuất đúng quy trìnhmay chăng chỉ có hộ giàu hoặc kinh tế trang trại mới đạt.

Rất nhiều bà con được hỏi đều băn khoăn về điều kiệnphạm vi bảo hiểm. Theo hướng dẫn thì đối với cây lúa sẽ được bảo hiểm khi rủi ro mang tính thảm họa. Cụ thể là thiên tai nặngnhư lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sâu bệnh chính, thành đại dịch, rộng lớn… Nhưng trên thực tế có nơi bị lốc xoáy, mưa to, bị bệnh lùn thối rễ vài chục ha, bọ xít hại dăm bảy mẫu hoặc do úng cục bộ, sương giáthì sao?. Mặt khác, theoquy định mức độ thiệt hại, năng suất phải đạt thấp hơn 75% (so với trung bình 5 năm trước) thì mới được nhận tiền bồi thường bảo hiểm là chưa đúng. Nhiều ý kiến cho rằng, vì chi phí và năng suất lúa ngày càng cao nên năng suất thấp hơn 85% là đã được nhận bồi thường rồi, mới phù hợp.

Không ít nông dân cả hai huyện Yên Thành, Đô Lương lại quan ngại rằng:“Sợ thủ tục rườm rà, chính quyền cũng như cơ quan nhận bảo hiểm làm chậm, không kịp thời để khắc phục hậu quả thiệt hại, tiếp tục sản xuất. Khi nhận được đồng tiền thì đã mất giá hoặc qua lứa chăn nuôi, qua mùa vụ”.

Hiện nay, thông tin về chủ trương, hướng dẫn BHNN mới đến cán bộ cấp xã , bí thư, xóm trưởng, những người quan tâm và được đi tập huấn, còn người dân,nhất làhộ nghèo, cận nghèo thì chưa hiểu lắm. Đa phầnđược hỏi thường trả lời “nghe nói rứa, tui không rõ, ông đi mà hỏi cán bộ!” .

Do vậy, ông Nguyễn Sĩ Hưng, Phó Chủ tịch huyện Yên Thành cho rằng. “Cần phải tập huấn và tuyên truyền nhiều hơn nữa để người dân hiểu được chính sách ưu việt này. Quan trọng hơn là tuyên truyền phổ biến quán triệt cho chính những người nông dân tự nguyện tham gia bảo hiểm đểbà con hiểu được: Bảo hiểm nông nghiệp họ được lợi gì và phải làm gì để được hưởng lợi ấy. Đồng thời, cũng phải có lộ trình tạo điều kiện cho các cơ quan bảo hiểmthực hiện đúng chức năng của mình”.


Hoàng Chỉnh

Mới nhất
x
Ý kiến từ cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO