Ý nghĩa của lễ kính Gia thất trong đạo Công giáo

Hồng Ân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Được cử hành vào Chủ nhật ngay sau lễ Giáng Sinh, lễ kính Gia thất hay còn gọi là lễ Thánh gia có ý nghĩa đặc biệt đối với người Công giáo. Đây cũng là dịp để mừng kỷ niệm ngày cưới theo từng năm của các gia đình theo từng giai đoạn "ngọc khánh", "ngân khánh" hay "kim khánh".

Việc tôn kính Thánh gia trong giáo hội Công giáo chính thức bắt đầu vào thế kỷ 17, với ý nghĩa giới thiệu cho các gia đình Công giáo về một gia đình kiểu mẫu trong Kinh Thánh để học tập theo. Giáo hội Công giáo đã tôn vinh gia đình trần thế của Thiên chúa (Đấng khai sinh, sáng lập đạo Công giáo) gồm: cha là Giuse, người mẹ là Maria và người con trai là Giêsu và xem đó là mẫu hình để vươn tới, hoàn thiện đời sống gia đình.

Y nghia cua le kinh Gia that trong dao Cong giao-hinh-anh-1
Đây là dịp để các cặp vợ chồng kỷ niệm ngày cưới. Ảnh: Internet
Đây cũng là dịp để những thành viên trong gia đình nhớ về công lao của cha, mẹ và thêm gắn bó với gia đình của họ.

Trong thánh lễ kính Thánh gia, Giáo hội Công giáo, ngoài ôn lại hành trình dâng hiến, chấp nhận hy sinh của gia đình trần thế của Thiên chúa để cứu độ, giải thoát nhân loại, sẽ có một phần quan trọng là lễ mừng kỷ niệm ngày cưới theo từng năm của các gia đình với ý nghĩa chúc mừng và khích lệ các đôi hôn nhân trong dịp kỷ niệm thành hôn và nhắc nhở các thành viên cùng soi xét lại bản thân để giữ gìn đời sống gia đình và noi gương cho thế hệ đi sau.

Lễ mừng ngày cưới được tổ chức theo từng giai đoạn "ngọc khánh", "ngân khánh" hay "kim khánh".

Cùng với những biến cố đang diễn ra ngày càng nhiều đối với nhiều gia đình, Giáo hội Công giáo đang cố gắng đề cao và kêu gọi đông đảo tín hữu cùng tham gia để họ ý thức hơn về đời sống gia đình, chung tay dựng xây với những ý nghĩa nhân văn, thực sự là nơi giáo dục, sẻ chia, ươm mầm các nhân tố tích cực cho xã hội.

Tại Giáo phận Vinh, lễ kính Thánh gia được tổ chức khá trọng thể, Thánh gia cũng được chọn làm bổn mạng (thánh Quan thầy) cho nhiều giáo xứ, nên việc tổ chức lễ kính Thánh Gia thường với quy mô lớn, quy tụ nhiều người.

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.