Aspirin không "hiền" như ta tưởng

Việc sử dụng Aspirin cũng đem đến không ít rủi ro như gây xuất huyết đường tiêu hóa (bao tử, ruột...), vìì vậy, cần biết liều lượng để sử dụng cho thích hợp.

Các thầy thuốc đôi khi khuyên bệnh nhân dùng Aspirin mỗi ngày để ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Aspirin tác động vào quá trình đông máu vì vậy ngăn chặn sự hình thành những cục máu đông vốn gây “kẹt xe” ở não, tim...

Muốn sử dụng Aspirin trong mục đích này thì người sử dụng thuốc cần được sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ thay vì tự ý mua dùng.

Thông thường bác sĩ chỉ định Aspirin cho những người có nhiều yếu tố rủi ro mắc bệnh tim mạch chẳng hạn như người có tiền sử gia đình bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, những người trên 45 tuổi, người hút thuốc, bệnh nhân đái tháo đường, huyết áp cao, béo phì, cholesterol cao, thiếu hoạt động thể chất... thường Aspirin dùng trong mục đích này có liều lượng rất thấp (81-100 mg) so với liều mà Aspirin có tác dụng giảm đau (250-325 mg).

Vì vậy, cần biết liều lượng để sử dụng cho thích hợp. Việc sử dụng Aspirin cũng đem đến không ít rủi ro như gây xuất huyết đường tiêu hóa (bao tử, ruột...)

Điều quan trọng cần lưu ý là không nên sử dụng Aspirin với các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) khác, chẳng hạn như Ibuprofen. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (The U.S. Food and Drug Administration-FDA) thì Ibuprofen có thể “sinh sự” với tác động kháng đông máu của Aspirin liều thấp (81 mg mỗi ngày) do đó sẽ làm giảm rất nhiều tác động của Aspirin trong việc bảo vệ tim và ngăn ngừa đột quỵ.

FDA đề nghị nếu thỉnh thoảng bạn dùng Ibuprofen thì rủi ro mà Ibuprofen làm mất hoặc giảm tác dụng của Aspirin liều thấp là ở mức tối thiểu. Nếu phải dùng Ibuprofen thì cần uống trước Aspirin 8 giờ. Nếu cần dùng lâu dài Ibuprofen thì bạn cần hỏi thầy thuốc một lựa chọn khác ngoài Ibuprofen.

Lưu ý là Aspirin có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, vì vậy tốt nhất cần uống khi bụng no. Trước khi nhổ răng hoặc làm những tiểu phẫu cần ngưng Aspirin trước đó khoảng 7 ngày.

Theo Người Lao Động - NT

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.