Cá lóc tốt cho người huyết áp thấp

Huyết áp (HA) thấp là khi lượng máu lưu thông dưới mức bình thường, gây chóng mặt, nhức đầu,...Xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ cá lóc tốt cho người huyết áp thấp. 

Bệnh thường gặp ở người thể trạng yếu, phụ nữ sau sinh và người già, người làm việc căng thẳng, rối loạn nội tiết hay đang phải dùng thuốc điều trđái tháo đường,suy tim, ung thư...

Bài 1: Cá lóc lùi lửa- Bổ khí huyết, chữa bệnh huyết áp thấp: cá lóc 200g, rau diếp cá, nước chấm, bánh tráng. Cá lóc trát đất xung quanh rồi lùi vào đống lửa. Khi thấy đất khô cứng, nứt nẻ là cá đã chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột để ăn với lá diếp cá. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại rau thơm khác, chấm mắm nêm ăn với bánh tráng.

Bài 2:Cá lóc nấu đậu đỏ- Chữa bệnh huyết áp thấp, thận hư nhiễm mỡ: cá lóc 1 con 250g, đậu đỏ 200g, cá lóc làm sạch, bỏ ruột, nấu chín nhừ với đậu đỏ. Ăn hết một lần.

Bài 3:Cá lóc, bí đao- Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng, làm mát máu, chữa huyết áp thấp: cá lóc 1 con 250g, đậu đỏ 500g, bí đao 200g, đường phèn 30g. Cá lóc làm sạch, đậu đỏ, bí đao và một chút đường phèn cùng nước vừa đủ, lúc đầu nấu bằng lửa to cho sôi, sau đó bớt lửa, hầm nhừ cho đến khi đậu nở. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Ăn cả cái lẫn nước.

Cá lóc tốt cho người huyết áp thấp ảnh 1

Cá lóc lùi lửa bổ khí huyết, rất thích hợp cho người bị huyết áp thấp.


Bài 4: Cá lóc nấu thịt lợn
- An thần, ích trí, tiêu thũng, huyết áp thấp: cá lóc 1 con 500g, thịt lợn nạc 100g, long nhãn 6g, táo đỏ 6 quả, rượu 20g, muối, hành, gừng. Rán cá, thịt lợn thái mỏng, táo bỏ hột, cho nước vừa đủ, nấu nhừ ăn nóng.

Bài 5: Cá lóc nấu hồng sâm- Bổ nguyên khí, thường dùng sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, suy yếu, mệt mỏi, đoản hơi, sắc mặt nhợt nhạt, huyết áp thấp: cá lóc 1 con khoảng 400g, đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g. Cá lóc làm sạch, bỏ vào nấu, lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ, nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được.

Bài 6: Cá lóc hầm lá tỏi- Dưỡng huyết, tiểu ra máu do tỳ hư, huyết áp thấp, bổ não, tăng trí nhớ, bệnh đau đầu, hay quên: cá lóc 250g, lá tỏi, gia vị. Cá lóc thái mỏng, lá tỏi cắt đoạn hầm nhừ, nêm gia vị, chia 2 lần ăn trong ngày.

Theo Sức khỏe & Đời sống - NT

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.