Vì sao nên tiêm phòng cúm?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virút cúm gây ra, bệnh dễ gây thành dịch lớn.

Tại sao nên tiêm phòng cúm?

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 0,5-1,5 tỉ người có thể mắc bệnh cúm, trong đó 3-5 triệu trường hợp cúm nặng và khoảng 250.000-500.000 trường hợp tử vong trên khắp thế giới. Hầu hết trường hợp cúm tử vong xảy ra ở trẻ nhỏ, người già hoặc những bệnh gây suy yếu hệ thống miễn dịch.

Bác sỹ Đào Hữu Thân, trung tâm Y tế dự phòng, Sở y tế Hà Nội cho biết, không nhất thiết phải tiêm vắcxin phòng cúm. Tuy nhiên, tiêm chủng vắcxin cúm là cách tốt nhất để phòng bệnh. Mọi lứa tuổi có thể tiêm phòng vắcxin cúm. Riêng với những trường hợp đang bị mắc và điều trị bất kỳ một bệnh lý nào đều không thể tiêm vắcxin phòng cúm.
 
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Với đối tượng từ 3 tuổi trở lên mỗi năm tiêm vắcxin cúm một mũi. Bởi sau từng năm, các kháng thể bệnh biến đổi khác nhau. Vì thế, việc tiêm nhắc lại vắcxin hàng năm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Khi bị cúm, trẻ em rất dễ bị viêm phổi. Bệnh viêm phổi do virus ở trẻ em đứng hàng đầu, trong đó virus cúm là thủ phạm gây các biến chứng như viêm tiểu phế quản, viêm khí, phế quản, làm nặng thêm tình trạng bệnh hen sẵn có, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa, co giật do sốt, viêm não...

GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư cho biết, tại Việt Nam hiện mới chỉ cúm B, H3N2, H1N1 là có vắxin phòng bệnh. Cả 3 loại cúm này nhiều khi cũng có nguy cơ tử vong, lây lan nhanh nên người dân cần đi tiêm phòng. Mũi vắxin phòng cúm chỉ có tác dụng trong một năm nên mỗi năm phải tiêm một lần.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thấy việc tiêm phòng cúm là cần thiết. Ở nước ta người dân thường nghĩ bệnh cúm là bệnh lành tính, chỉ bị cảm, sổ mũi, khó chịu 1-5 ngày và sau chừng 10 ngày là khỏi nên rất chủ quan với bệnh cúm.

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, việc tiêm phòng vaccine làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do cúm đến 70 - 80%. Ngay cả ở người khỏe mạnh, việc tiêm vắxin ngừa cúm làm giảm 70 - 90% nguy cơ mắc bệnh cúm.

Thời điểm nên tiêm phòng cúm

Thời điểm tiêm ngừa cúm thích hợp nhất là trước khi vào mùa có dịch cúm xảy ra (mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Văcxin cúm được chỉ định tiêm ngừa cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi, đặc biệt người già và những người có bệnh mãn tính tiềm tàng như đái tháo đường, tim mạch, thiếu máu, suyễn (hen), suy giảm miễn dịch...

Trẻ em dưới 9 tuổi được tiêm ngừa cúm lần đầu tiên cần được tiêm hai liều văcxin cách nhau ít nhất một tháng. Liều đôi là cần thiết do trẻ nhỏ chưa được tiêm ngừa cúm, ít tiếp xúc với virút cúm trước đây và do đó cần một liều tiêm củng cố sau liều tiêm ngừa đầu tiên. Tiêm ngừa cúm cần được tiêm mỗi năm một lần do thời gian miễn dịch trung bình một năm, ngoài ra các virút cúm cũng thay đổi mỗi năm và thành phần văcxin ngừa cúm được điều chỉnh hằng năm nhằm phù hợp với chủng virút cúm đang lưu hành trên thế giới.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 3-4 loại văcxin ngừa cúm do 3-4 hãng khác nhau sản xuất, tuy nhiên thành phần văcxin giống nhau.

Theo VnMedia.vn - P.C

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.