80% bệnh nhân mắc sởi là do chưa được tiêm phòng

Bệnh sởi đang bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố. Theo Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, khoảng 80% bệnh nhân trước khi phát bệnh chưa được tiêm phòng sởi. Đây là hệ quả của việc nhiều người không cho con đi tiêm vaccine vì lo lắng sau khi xảy ra sự cố được cho rằng có liên quan đến tiêm chủng thời gian qua.
Bệnh nhân sởi nhập khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương đang tăng đột biến. Chỉ hơn 1 tháng qua đã có 110 bệnh nhi và hiện còn 48 trường hợp đang điều trị, trong đó có 5 ca biến chứng nặng, sốt cao, viêm phổi và suy hô hấp. Đa số bệnh nhân sởi là những trẻ không được tiêm vaccine phòng bệnh sởi, tiêm không đủ mũi hoặc chưa đủ tuổi tiêm loại vaccine này.
Chị Trần Trịnh Thu ở phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội có con gần 2 tuổi mắc bệnh sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết:  “Cháu nhà tôi bị bệnh sởi. Trước đây tôi chưa cho cháu đi tiêm phòng sởi vì cháu hay bị ốm vặt nên yếu và đợt trước đây cũng có nhiều vụ sau khi tiêmvaccine Quinvaxem bị biến chứng nên tôi không cho cháu tiêm phòng sởi, chỉ tiêm những mũi quan trọng thôi”.
Bác sĩ Lâm đang khám cho 1 bệnh nhân sởi biến chứng nặng
Bác sĩ Lâm đang khám cho 1 bệnh nhân sởi biến chứng nặng
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Lâm, Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc trẻ mắc bệnh sởi do không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ là khó tránh khỏi. Nếu trẻ được tiêm phòng sởi mũi 1, tỷ lệ bảo vệ đạt gần 90% và sau khi tiêm mũi nhắc lại sẽ bảo vệ được đến 99%.
Bác sỹ Nguyễn Văn Lâm nói: Trong mấy năm trở lại đây, bệnh sởi tạm lắng xuống nhưng 2 tháng đầu năm nay, dịch sởi bùng phát trở lại. Chúng tôi thấy bệnh xảy ra hầu hết tại những bệnh nhân chưa được tiêm chủng. Trong hơn 100 bệnh nhân điều trị tại khoa thời gian gần đây, bệnh nhân hầu hết là dưới 2 tuổi, nhỏ nhất là 2,5 tháng tuổi, lớn nhất là 8 tuổi. Những bệnh nhân trên 1 tuổi hầu hết là chưa tiêm chủng” và nhiều bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi, chưa đến độ tuổi tiêm phòng sởi đã bị sởi” đây cũng là điều bất thường của dịch sởi năm nay”.
Nhiều bệnh nhân còn rất nhỏ
Nhiều bệnh nhân còn rất nhỏ
Bệnh sởi cũng đang bùng phát và có chiều hướng tăng tại nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Nam Định, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có ít nhất 2 trẻ tử vong mắc bệnh sởi và qua điều tra dịch tễ học cho thấy khoảng 80% bệnh nhân chưa được tiêm phòng.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho rằng, bệnh sởi đang có chiều hướng tăng là hệ quả của việc nhiều người không cho con đi tiêmvaccine sau khi có 1 số sự cố được cho rằng có liên quan đến tiêm chủng xảy ra thời gian qua: “Nếu các bà mẹ không đưa con đi tiêm chủng, không chỉ mắc dịch sởi mà còn nhiều dịch bệnh khác sẽ xảy ra trong thời gian tới. Biện pháp tốt nhất là tích cực đưa con đi tiêm chủng tại các cơ sở y tế. Bệnh sởi là bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chúng và tử vong. Các biến chứng là tiêu chảy, viêm phổi, viêm não, viêm kết mạc mắt có thể dẫn đến mù lò”.
Tiêm vaccine sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không loại vaccine nào có hiệu quả bảo vệ 100%. Khi trẻ có các biểu hiện sốt, phát ban dạng sởi bắt đầu từ mặt rồi lan dần xuống chân, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, các bậc phụ huynh hãy nghĩ đến việc con mình bị bệnh sởi; cần chăm sóc thật tốt về dinh dưỡng, hạ sốt và cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa; không dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Đặc biệt khi trẻ sốt cao liên tục, tiêu chảy mất nước hoặc có dấu hiệu suy hô hấp, khó thở cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời./.
Theo VOV

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.