Cả nước ghi nhận 40 trường hợp tử vong vì bệnh dại từ đầu năm

40 trường hợp này tập trung ở 20 tỉnh, thành phố, trong đó Nghệ An có nhiều trường hợp tử vong nhất
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 40 trường hợp tử vong do bệnh dại, tuy giảm 9 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013, nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh này vẫn ở mức cao. Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo truyền thông về phòng chống bệnh dại do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tổ chức ngày 18/8, tại Hà Nội. 
Hội thảo truyền thông về phòng chống bệnh dại
Hội thảo truyền thông về phòng chống bệnh dại
40 trường hợp tử vong do bệnh dại trong hơn 7 tháng qua tập trung ở 20 tỉnh thành phố, chủ yếu ở miền Bắc. Nghệ An có nhiều trường hợp tử vong nhất (5 ca), tiếp đến là Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu và Hà Nội (mỗi địa phương có từ 3 đến 4 ca). Đặc biệt một số địa phương sau nhiều năm không có bệnh dại nhưng gần đây lại có người tử vong vì bệnh này như Thanh Hóa, Thái Bình, Hưng Yên…
Nguyên nhân của tình trạng tử vong do bệnh dại ở Việt Nam vẫn ở mức cao là do tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó, mèo đạt thấp (khoảng 20%); nhiều người không đi tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn, trong đó, hơn 30% số trường hợp chủ quan cho rằng bị chó nhà mình cắn thì không cần tiêm; gần 20% số trường hợp không hiểu biết về bệnh dại; đáng chú ý có 3% số trường hợp đến tiêm muộn, 6% trường hợp điều trị bằng thuốc nam và 3% không có tiền để tiêm vaccine phòng bệnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia y tế khẳng định, bệnh dại hoàn toàn có thể phòng tránh được. Do vậy, công tác truyền thông cần tập trung vào việc tuyên truyền nâng cao tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo. Bên cạnh đó, tiêm vaccine phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn là biện pháp duy nhất có thể cứu sống được bệnh nhân.
Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: “Các trường hợp tử vong về bệnh dại chủ yếu sống ở vùng nông thôn, có tập quán chăn nuôi chó thả rông hoặc không được tiêm vaccine phòng bệnh dại diện rộng cho đàn chó. Bên cạnh đó, ý thức, kiến thức phòng chống bệnh dại của người dân về phòng chống bệnh dại còn thấp. Người dân thường không đi tiêm vaccine hoặc đi tiêm quá muộn sau khi bị cho cắn. Hiện tại, bệnh dại chưa được nằm trong danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia nên khó khăn về công tác kinh phí đầu tư cho truyền thông và đào tạo cho các cán bộ làm công tác phòng chống bệnh dại”. 
Trên thế giới, cứ 10 phút lại có 1 người chết vì bệnh dại. Tại Việt Nam, từ năm 2008 đến nay có khoảng 600 trường hợp tử vong do bệnh dại, trung bình 90 trường hợp tử vong mỗi năm. Bên cạnh đó, số trường hợp hàng năm bị chó nghi dại cắn vẫn còn khá phổ biến với trên 300.000 trường hợp đi tiêm vaccine phòng dại, ước tính chi phí về vaccine và huyết thanh kháng dại cho việc điều trị dự phòng sau khi bị chó nghi dại cắn là hơn 300 tỷ đồng/năm./.
Theo VOV.VN 

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.