Tràn lan thực phẩm bẩn: Đâu là nguyên nhân?

(Baonghean) - Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc đang là nỗi lo lắng của những người nội trợ. Nhất là khi hiện nay, công tác kiểm tra, quản lý VSATTP đang còn nhiều khó khăn, bất cập…

Ngày nào cũng đi chợ, nghe đủ thông tin về các loại thực phẩm, chị Trần Thị Hà ở khối Trung Hòa 2, phường Lê Mao (TP. Vinh) không khỏi băn khoăn, lo lắng. Giá đậu thì dùng chất kích thích để tăng trưởng nhanh; rau bị phun đủ các loại thuốc trừ sâu. Rồi gà Trung Quốc, trứng Trung Quốc... Gần đây nhất, chị lại nghe những người ở chợ kháo nhau về loại mực ống mà gia đình hay ăn vẫn được những người bán hàng giới thiệu là mực xôi, chưa ngâm nước, cũng là mực không rõ nguồn gốc. Rồi vài tuần nay, chị lại thấy ở chợ Quán Lau có bán loại thịt bò với giá chỉ 130.000 đồng/kg, thấp hơn bảy, tám giá so với thịt bò thông thường mà không hiểu người bán lấy nguồn hàng từ đâu. Trước rất nhiều luồng thông tin trái chiều này, chị cho biết: Bây giờ không biết lựa chọn cái gì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan chức năng lại không có mặt thường xuyên ở chợ để kiểm chứng.

Tìm hiểu các tiểu thương bán hàng ở chợ Quán Lau, chợ Xép, nhiều người cũng thừa nhận thực trạng trên. Như mặt hàng gia súc, gia cầm, để phân biệt “sạch” hay không cũng chỉ biết dựa vào hình dáng bên ngoài, vào đặc điểm của từng con vật. Chị Chanh, một chủ hộ kinh doanh gia súc, gia cầm ở chợ Quán Lau cho biết: Gà Trung Quốc thường có chân to, da thường nhăn nheo, lông xơ xác, đầu trụi. Thịt khi luộc lên có màu trắng bệch, dai, thậm chí có mùi kháng sinh... Người ham hàng rẻ nếu không tỉnh táo sẽ dễ mua loại hàng này, vì người bán thường có nhiều tiểu xảo để lừa người mua hàng, thậm chí còn lừa là gà quê. Thống kê sơ bộ, hiện toàn thành phố có 12 chợ và hàng chục điểm kinh doanh nhỏ lẻ. Mỗi ngày các chợ tiêu thụ lượng gia cầm rất lớn, nhưng chỉ có khoảng 40% (khoảng 2 tấn) là được cơ quan chức năng kiểm dịch còn lại là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Ngay cả những người kinh doanh cũng gặp khó khăn vì phải cạnh tranh với loại hàng hóa này.
Kinh doanh thực phẩm tại chợ Hưng Phúc (TP. Vinh).
Kinh doanh thực phẩm tại chợ Hưng Phúc (TP. Vinh).
Ông Dương Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, cho rằng: Việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện gặp rất nhiều khó khăn. Đơn cử như các mặt hàng thủy sản. Hiện có rất nhiều thông tin về mực, cá... ướp các loại hóa chất để hàng luôn tươi ngon, thế nhưng, chi cục chỉ kiểm tra được việc quản lý ở các kho hàng, điều kiện đông lạnh có đảm bảo hay không. Còn trước đó, trong quá trình đánh bắt và vận chuyển thì không thể theo dõi được. Hay như về rau xanh, hiện có nhiều nơi gọi là sản xuất rau an toàn, nhưng trên thực tế điều kiện lại chưa đảm bảo, ví như gần bãi rác, gần khu xả thải của khu công nghiệp, gần nghĩa trang. 6 tháng đầu năm, qua lấy mẫu và kiểm tra một số mặt hàng thực phẩm ở các chợ cũng đã phát hiện mẫu thịt và mẫu trứng có vi sinh vật sắc tố serratia marcescens. Đây là loại vi khuẩn khá phổ biến, có thể gây nên bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và áp xe não, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng mắt. Hay dịp cuối tháng 7, sau khi lấy một số mẫu rau như rau muống, rau cải, cà chua ở chợ Vinh, chợ Diễn Thành, chợ Đô Lương thì phát hiện có hai mẫu rau muống ở chợ Vinh nhiễm hóa chất cực độc là methamiclofos và permethin, thuộc nhóm clo hữu cơ không được phép sử dụng trong thực phẩm và là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư.
Mặc dù an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng thực tế hiện nay, việc quản lý và theo dõi, kiểm tra còn rất nhiều khó khăn, thậm chí là đang bị buông lỏng. Từ đó dẫn đến việc vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm khá phổ biến, tình trạng sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ, chất bảo quản không rõ nguồn gốc xuất xứ (chủ yếu là Trung Quốc) ngày càng gia tăng và ở mức báo động. Trao đổi về vấn đề này, Thượng tá Nguyễn Viết Nhi – Phó Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh thẳng thắn: Hiện 100% các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đều sử dụng chất phụ gia, hỗ trợ sản xuất, chất bảo quản không có nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra còn sử dụng hóa chất cấm dùng trong chế biến nông, lâm, thủy sản như Formol, hàn the, chất tạo ngọt tổng hợp... Theo Thượng tá Nguyễn Viết Nhi, tuy đã có nhiều cơ sở kinh doanh chế biến đã được cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng việc làm này mới chỉ đạt được chỉ tiêu về hình thức. Còn kiểm tra sau cấp phép thì đang bị buông lỏng, không thường xuyên. Từ đó dẫn đến thực trạng nhiều cơ sở đăng ký về chất lượng sản phẩm một nơi, nhưng trong quá trình sản xuất lại vượt quá giới hạn và chủng loại. 
Chế tài xử lý chưa nghiêm khắc cũng là điều khiến cho những người kinh doanh thực phẩm và rau bẩn “làm liều”. Hiện trung bình một năm, các cơ quan chức năng của tỉnh tiến hành kiểm tra từ 2.000 – 3.000 cơ sở kinh doanh/15.000 cơ sở trong toàn tỉnh. Trong số này phát hiện được khoảng 1.000 cơ sở vi phạm, xử lý khoảng 100 cơ sở/năm, với tổng số tiền từ 50 – 60 triệu đồng. Ông Dương Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm – thủy sản, thừa nhận: Hiện chi cục chỉ có 15 người mà phải quản lý toàn địa bàn, thế nên  hàng năm, chỉ riêng việc theo dõi 7.000 cơ sở kinh doanh có đăng ký cũng đã khó. Vậy nên, dù muốn cũng không thể kiểm tra được hết việc kinh doanh nhỏ lẻ ở các chợ.
Thực tế nhu cầu tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đang đặt ra vấn đề cần phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các tập thể và cá nhân vi phạm. Do đó, các cơ quan chức năng cần thực sự phát huy vai trò một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các nhà quản lý, người sản xuất, người tiêu dùng. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành liên quan, các lực lượng chuyên trách, đặc biệt là ngành Y tế, Nông nghiệp, Công  Thương... Người tiêu dùng cũng cần phải tỉnh táo với các loại thực phẩm, tìm đến những địa chỉ tin cậy, những thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cho gia đình.
Mỹ Hà

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.