Bộ Y tế lý giải việc cắt giảm BHYT với thuốc ung thư

Trước lo ngại của người bệnh khi một số thuốc điều trị ung thư thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT sẽ bị cắt giảm thanh toán từ 100% xuống còn 50%, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về vấn đề này.
Giảm tỷ lệ thanh toán 4 loại thuốc ung thư
Ông Phan Văn Toản, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 40/2014/TT-BYT về danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT, gồm 845 hoạt chất, 1.064 thuốc tân dược và 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu.
Thông tư này đã loại 111 thuốc bị ngừng cấp số đăng ký lưu hành, hoặc số đăng ký lưu hành hết hiệu lực; bổ sung 37 thuốc thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau; bổ sung dạng dùng 22 thuốc và mở rộng tuyến sử dụng đối với 77 thuốc để tạo điều kiện cho người bệnh có thẻ BHYT được tiếp cận thuốc điều trị tại tuyến y tế cơ sở.
Có nhiều phương pháp điều trị đối với bệnh nhân ung thư như: Phẫu thuật, xạ trị, nội khoa (dùng thuốc). Ảnh: VGP
Có nhiều phương pháp điều trị đối với bệnh nhân ung thư như: Phẫu thuật, xạ trị, nội khoa (dùng thuốc). Ảnh: VGP
Trong danh mục này có 25 thuốc quy định tỷ lệ thanh toán gồm: 5 thuốc bổ sung mới (sẽ được Quỹ BHYT thanh toán thanh toán 50%); 11 thuốc điều trị ung thư, chống thải ghép ngoài danh mục vẫn giữ nguyên tỷ lệ thanh toán 50% và 9 thuốc của danh mục đang áp dụng quỹ BHYT thanh toán 100% thì đến 1/1/2015 tới sẽ giảm tỷ lệ thanh toán còn 50%.
Theo ông Toản, 9 loại thuốc giảm tỷ lệ thanh toán trên gồm: 4 thuốc điều trị ung thư và 5 thuốc điều trị các bệnh khớp, viêm gan C, giải độc, điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng.
“Việc giảm thanh toán của Quỹ BHYT đối với 4 loại thuốc điều trị ung thư sẽ không tránh khỏi những tác động tới người đang điều trị bệnh ung thư”, ông Toản thừa nhận.
Tuy nhiên, để hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT trong giai đoạn chuyển tiếp (khi Thông tư 40 có hiệu lực từ 1/1/2015), đại diện Bộ Y tế cho biết, trường hợp người bệnh có thẻ BHYT vào viện trước ngày 1/1/2015, nhưng còn đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh thì áp dụng mức thanh toán hiện hành từ Quỹ BHYT cho đến khi người bệnh ra viện.
Riêng đối với bệnh nhân bị ung thư đang sử dụng 4 loại thuốc gồm: Doxurubicin, Erlotinib, Gefitinib, Sorafenib tại các cơ sở khám chữa bệnh trước thời điểm 1/1/2015 thì tiếp tục được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí theo quy định. Những bệnh nhân mới, điều trị từ ngày 1/1/2015, Quỹ BHYT sẽ áp dụng mức thanh toán đối với 4 loại thuốc này là 50%.
Để hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư sử dụng 4 loại thuốc điều trị trên sau ngày 1/1/2015, đại diện Vụ BHYT cho biết, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ một phần chi phí cho những bệnh nhân này từ Quỹ hộ trợ khám chữa bệnh người nghèo, vận động các công ty dược hỗ trợ thêm một phần chi phí cho bệnh nhân thông qua viện trợ thuốc hoặc hỗ trợ một phần chi phí thuốc BHYT.
Vì sao cắt giảm thanh toán 4 loại thuốc trên?
Ông Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu (BV Bạch Mai) cho biết, trong số 4 loại thuốc điều trị ung thư sẽ bị cắt giảm thanh toán từ Quỹ BHYT, có thuốc Doxorubicin có ý nghĩa làm giảm tác dụng phụ, 2 thuốc Erlotinib và Gefitinib được chỉ định điều trị cho bệnh ung thư phổi, thuốc Sorafenib điều trị ung thư gan.
Hiện, thuốc Erlotinib có giá 1.337.420 đồng/viên, thuốc Gefitinib có giá 1.199.076 đồng/viên, bệnh nhân ung thư cần dùng mỗi loại 1 viên/ngày. Thuốc Sorafenib có giá gần 1 triệu/viên với liều 4 viên/ngày.
3 loại thuốc điều trị ung thư phổi và gan là những loại thuốc điều trị đích, nghĩa là thuốc thường được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, hoặc thất bại khi sử dụng các thuốc khác.
Cũng theo GS Mai Trọng Khoa, đây là những thuốc mới đã được các nước phát triển sử dụng, vì vậy thuốc cần phải được đưa vào Việt Nam để các bác sỹ có cơ hội dùng cho bệnh nhân.
Những loại thuốc đích này, mặc dù không kéo dài thời gian sống của người bệnh, nhưng làm chất lượng cuộc sống của người bệnh khá hơn và có thể sử dụng các phương pháp khác tốt hơn như xạ trị, hóa trị, không nhất thiết phải dùng thuốc này.
Tuy nhiên, những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối rất khó điều trị thành công. Không dùng thuốc đích, hoặc có dùng thuốc đích thì bệnh nhân cũng không thể qua khỏi. Ngay cả các nước phát triển trên thế giới hiện nay cũng chưa có một thuốc nào điều trị khỏi bệnh ung thư giai đoạn cuối. Bệnh ung thư chỉ được chữa khỏi nếu phát hiện sớm - GS.TS Mai Trọng Khoa cho biết.
Ông Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc bệnh viện K cũng cho biết, hiện trong danh mục thuốc điều trị ung thư được Quỹ BHYT thanh toán có tới 65 loại thuốc. Ngoài ra còn có 9 thuốc điều hòa miễn dịch, 57 hoạt chất phóng xạ… Như vậy, có thể nói danh mục này đã đủ thuốc thiết yếu trong điều trị ung thư và có nhiều chủng loại để bác sĩ lựa chọn.
4 loại thuốc giảm thanh toán chi trả từ Qũy BHYT chỉ là số ít thuốc điều trị ung thư có trong danh mục. Thuốc này hiện cũng được chỉ định rất ít, hạn chế và thận trọng.
Còn theo ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, mỗi năm nước ta phát hiện khoảng 125.000  bệnh nhân mới mắc ung thư. Nếu chi phí điều trị bình quân một bệnh nhân 10 triệu đồng thì sẽ cần hơn 1.200 tỷ đồng/năm. Nhưng nếu chi phí bình quân 100 triệu đồng/bệnh nhân ung thư sẽ phải cần tới 12.000 tỷ đồng/năm.
“Số tiền khổng lồ này, nếu quỹ BHYT gánh hết sẽ rất khó để dành cho các chuyên khoa khác như lao, suy thận… và tới đây thuốc ARV cũng sẽ được thanh toán từ Quỹ BHYT. Do vậy, việc chi trả 100% các loại thuốc này sẽ vượt quá khả năng chi trả của Quỹ BHYT”, ông Thảo lý giải.
Theo chinhphu.vn

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.