Quản lý hoạt động các cơ sở hành nghề Đông y

(Baonghean) - Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có gần 400 cơ sở hành nghề đông y nhưng chỉ có khoảng 30% cơ sở được cấp phép. Công tác quản lý các cơ sở hành nghề thuốc đông y, cũng như kiểm nghiệm chất lượng thuốc vẫn đang là bài toán khó...

Hiện nay, thuốc đông y được phổ biến rộng rãi, được ứng dụng trong công tác điều trị ở tất cả các tuyến và hầu hết các bệnh viện, các trạm xã đều có khoa đông y, vườn thuốc đông y. Phương pháp chữa bệnh đông y dựa trên quy luật tương sinh, tương khắc theo nguyên tắc lục phủ ngũ tạng (hoả sinh mộc, mộc sinh thuỷ…) để  giải quyết bệnh tận gốc nên phương pháp đông y chủ yếu vẫn được áp dụng để chữa các bệnh mãn tính. Mỗi năm, Hội Đông y tỉnh điều trị cho khoảng 700 nghìn lượt người. 
Lương y Bùi Đức Lục (Thị trấn Lạt, Tân Kỳ) bốc thuốc cho người bệnh.
Lương y Bùi Đức Lục (Thị trấn Lạt, Tân Kỳ) bốc thuốc cho người bệnh.
Lương y Bùi Đức Lục, Thị trấn Lạt (Tân Kỳ) được biết đến là người có bài thuốc đặc trị rắn độc cắn. Ông lưu giữ rất nhiều hình ảnh của các bệnh nhân bị bệnh nặng từng được ông điều trị thành công. Lương y Bùi Đức Lục chia sẻ: Ở nông thôn, đặc biệt là vùng có nhiều cây rậm thường có rất nhiều rắn, trong đó có rất nhiều loại rắn độc như rắn hổ chúa, rắn lục đỏ đuôi, rắn cạp nia, rắn cạp nong. Người dân khi bị rắn cắn thường rất lúng túng, không biết cách xử lý vì vậy khi tìm đến ông đều trong trạng thái rất nặng… Tuy nhiên, điều mà ông tự hào là từ trước tới nay, chỉ cần bệnh nhân đang có thể thở được thì 100% ông đều điều trị khỏi. Bài thuốc gia truyền của gia đình ông rất đơn giản, được kết hợp bởi 3 loại lá cây dễ tìm như: lá cỏ chỉ thiên (thường mọc trong vườn, hoặc quanh bờ ruộng), lá xuyên tiêu (họ lá trâng) và lá cây ổi găng có gai. Với kinh nghiệm pha chế và điều trị bằng cách kết hợp uống và đắp hoặc bôi, ngâm, bài thuốc chữa rắn cắn thực sự hiệu nghiệm. Để phổ biến rộng rãi về bài thuốc đông y này, tháng 8/2012, Hội Khoa học kỹ thuật và Hội Đông y huyện Tân Kỳ đã tổ chức hội thảo khoa học về đề tài “Cách phòng tránh và bài thuốc Nam chữa rắn độc cắn” giới thiệu một cách cụ thể, chi tiết với kinh nghiệm điều trị rắn độc cắn của Lương y Bùi Đức Lục. Ngoài ra ông còn sở hữu bài thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gãy xương…
Theo ông Trần Khánh Hoành, Phó Chủ tịch thường trực - Hội Đông y tỉnh: So với nhiều địa phương khác trên cả nước, Nghệ An là một trong những tỉnh có ngành Đông y khá phát triển với nhiều lương y giỏi như Lương y  Đinh Văn Kiểm (Diễn Châu) chữa bệnh phụ khoa với bài thuốc nổi tiếng Tam Bình Tứ bảo; Lương y Nguyễn Trọng Phùng (Đô Lương) với bài thuốc gia truyền chữa bệnh gan, nhà thuốc Phương Tý ở Trường Thi (TP. Vinh) nổi tiếng chữa bệnh thận, nhà thuốc ông Bát Văn chuyên chữa bệnh cảm cúm… Hiện trên toàn tỉnh đã có 20/21 huyện, thành, thị có Hội Đông y, ở cấp xã, phường có 297 hội với 207 phòng, tổ chẩn trị, phòng khám tư nhân. Ngoài ra còn có hàng trăm lương y, ông lang, bà mế rải rác khắp các miền nông thôn, rừng núi đã góp phần cứu chữa cho hàng nghìn bệnh nhân bằng những phương thuốc “cây  nhà lá vườn” nhưng rất hiệu quả.
Khó khăn hiện nay, đó là bên cạnh những lương y có uy tín với những bài thuốc gia truyền hiệu nghiệm thì vẫn tồn tại không ít những cơ sở hành nghề Đông y lạm dụng thuốc chất lượng kém, để lại hệ luỵ khó lường; nhiều đối tượng giả mác lương y hành nghề trái phép. Ngay cả với những lương y đã có tiếng, được người dân công nhận thì vẫn đang khó hoạt động vì khó có đủ các điều kiện để cấp phép. Điều này, dẫn đến tình trạng thật - giả lẫn lộn, gây hoang mang cho người dân và khiến việc quản lý các cơ sở hành nghề đông y gặp nhiều khó khăn. 
Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 400 cơ sở hành nghề đông y nhưng chỉ có khoảng 30% cơ sở được cấp phép. Đơn cử như ở Tân Kỳ, mặc dù Lương y Bùi Đức Lục là Phó Chủ tịch Hội Đông y của huyện nhưng ngay cả nhà thuốc của ông cũng chưa được cấp phép, các cơ sở khác trên địa bàn cũng tương tự. Nói về khó khăn nay, Lương y Bùi Đức Lục cho rằng:  Theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT, ngày 4/11/2011, của Bộ Y tế để được cấp phép hoạt động một cơ sở hành nghề đông y thì  người khám, chữa bệnh phải có bằng cấp về chuyên môn, có cơ sở vật chất và trang thiết bị, có đất xây dựng địa điểm riêng… Đây là một điều khó,  ít thầy lang có đủ điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề, vì đa phần các bài thuốc đều của những người trong gia đình từ đời trước truyền lại và các thầy lang đều đã lớn tuổi, không thể theo học các trường chuyên nghiệp… 
Theo ông Trần Khánh Hoành, để đủ điều kiện được cấp phép hành nghề đông y thì chủ đơn vị phải là y sỹ đông y hoặc lương y đa khoa trở lên. Trong khi đó các thầy thuốc đông y hiện nay đa phần tuổi đời 40 trở lên, thường hoạt động ở các vùng quê, nên việc học chuyên ngành Y để được cấp chứng chỉ rất khó. Về phía hội, hàng năm đều tổ chức mở 1-2 một lớp đào tạo cho các hội viên nhưng theo quy định lại  không được cấp chứng chỉ nên nhiều hội viên không mặn mà theo học. Thống kê trên toàn tỉnh hiện nay chỉ có 204 hội viên có chứng chỉ hành nghề trong tổng số 1.565 hội viên Hội Đông y. 
Hiện nay, việc thanh, kiểm tra các cơ sở hành nghề đông y còn nhiều hạn chế. Ông Hồ Sơn – Chánh Thanh tra Sở Y tế thừa nhận: Nguồn gốc các loại thuốc đông y, đặc biệt là các loại thuốc hiện vẫn được bày bán ở chợ rất khó quản lý. Lý do là  bởi ngành chưa đủ các điều kiện về trang thiết bị để kiểm định chất lượng, hay định lượng hóa các chất trong các vị thuốc còn thiếu. Tình trạng này dẫn đến việc xảy ra ngộ độc thuốc đông y, nhiều người lợi dụng lòng tin của khách hàng để buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng. Bác sỹ Vũ Ngọc Lân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, cho biết: Phổ biến nhất của bệnh nhân khi cấp cứu là bị suy tuyến thượng thận. Đây là thói quen  do dùng thuốc Nam của các thầy lang ngoài chợ, đặc biệt là những bệnh nhân bị khớp, mỏi xương. Sử dụng trong một vài tuần thì bệnh thuyên giảm nhanh nhưng sử dụng kéo dài thì hết sức nguy hiểm vì thực chất gọi là thuốc Nam nhưng nhiều thầy lang lại thường tán thuốc ra rồi pha với thuốc dexamethazone giúp giảm đau nhanh. Dùng một thời gian bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như mặt phù, bủng beo, các chi teo tóp hay còn gọi là hội chứng giả cơ sinh. Khi bệnh đã ảnh hưởng đến thận sẽ xảy ra những biến chứng về tim mạch, không cứu chữa được. Còn Bác sỹ Hoàng Hoa Thám, Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống cho rằng: Thuốc đông y về cơ bản là rất tốt với người bệnh nếu sử dụng đúng cách, đặc biệt là các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên hiện nay, do đa phần thuốc đông y trên địa bàn đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhiều cơ sở sử dụng hóa chất để bảo quản nên dẫn đến tình trạng phản tác dụng.
Trước thực tế này, việc chấn chỉnh hành nghề đông y trên địa bàn tỉnh là việc làm cấp thiết để làm sao vừa có thể kế thừa và phát huy các phương pháp khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền lại vừa quản lý chặt chẽ  những cơ sở không đủ điều kiện. Muốn vậy cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, tạo điều kiện cho những lương y đi học, nâng cao trình độ. Với những cơ sở dùng bài thuốc gia truyền cần có công tác khảo nghiệm, đánh giá độ chính xác, và hiệu quả của trị bệnh. Cần hướng dẫn những người được kế thừa bài thuốc gia truyền cách bào chế thuốc hợp vệ sinh, sử dụng nguyên liệu thuốc trong danh mục do Bộ Y tế quy định nhằm loại trừ những cơ sở đông y hoạt động trái phép, mặt khác, phát huy, bảo tồn được những bài thuốc quý của ông cha ta để lại. Bộ Y tế sớm có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề công nhận danh hiệu lương y, lương dược để các đối tượng này được hành nghề đúng luật; khắc phục tình trạng các thủ tục hành chính còn quá rườm rà. Hội Ðông y cơ sở cần tích cực, chủ động trong việc vận động, tập hợp, đoàn kết giáo dục hội viên và đội ngũ lương y cống hiến tài năng và kinh nghiệm trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Về phía người dân, trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc, không tùy tiện sử dụng đông dược khi không có chỉ định, không tự ý nâng liều và kéo dài ngày dùng. Một số vị thuốc và bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm dân gian có thể tự dùng, nhưng tốt nhất vẫn nên có sự tư vấn đầy đủ của thầy thuốc chuyên khoa. Khi sử dụng, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải ngừng thuốc ngay và báo lại cho thầy thuốc biết để xử trí kịp thời. Ngoài ra, khi đi khám bệnh, bệnh nhân cần đến những cơ sở hợp pháp, có uy tín.
Mỹ Hà - Đinh Nguyệt

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.