Nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi

(Baonghean) - Theo số liệu của Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh ta, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thể cân nặng là 18%, trong khi trẻ SDD thể thấp còi (chiều cao thấp hơn so với chuẩn quy định) chiếm tới 29,8%. Trẻ SDD thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi, nông thôn, miền biển. Đơn cử như ở Quế Phong tỷ lệ SDD thể chiều cao là 44%, Tương Dương 30%, Quỳ Hợp 34,4%, Quỳnh Lưu là 24%, Diễn Châu là 22%, Yên Thành 29%... 

Đến Cắm Muộn, một xã vùng sâu của huyện miền núi Quế Phong, tìm hiểu về tình trạng trẻ em SDD, chúng tôi không khỏi ái ngại khi cả xã có 402 trẻ dưới 5 tuổi, trong đó có đến 84 em bị SDD. Cháu Lữ Văn Nhật Tuệ (bản Bố) đã tròn 10 tháng tuổi nhưng mới chỉ nặng 7 kg và chiều cao chỉ được 66cm (thấp hơn 7 cm so với chuẩn). Chị Hà Thị Tý mẹ cháu chia sẻ, gia đình đông con, không làm thì không có cái ăn, nên từ lúc bé 3 tháng tuổi, mẹ đã phải lên rẫy, bé đã không được bú mẹ thường xuyên. Điều kiện kinh tế khó khăn nên chủ yếu là cả nhà ăn gì, con ăn nấy,  thi thoảng lắm mới có bữa cháo có trứng, thịt.

Kiểm tra sức khoẻ cho trẻ ở Trường Mầm non Yên Hoà (Tương Dương).
Kiểm tra sức khoẻ cho trẻ ở Trường Mầm non Yên Hoà (Tương Dương).

 Bác sỹ Lô Văn Bốn - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cắm Muộn cho hay, mặc dù cán bộ y tế xã luôn chú trọng tuyên truyền cho người dân cách chăm sóc bà mẹ mang thai, nuôi con nhỏ nhưng vì kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nên nhiều gia đình hoặc chưa mấy quan tâm và cũng không thể có điều kiện lo cho bữa ăn của con cái. Thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng, phát triển là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều trẻ em ở xã thường SDD, tức là không đạt chuẩn về cả chiều cao và cân nặng. 

Bữa ăn cho trẻ cần đảm bảo dinh dưỡng và cân đối các nhóm thực phẩm.
Bữa ăn cho trẻ cần đảm bảo dinh dưỡng và cân đối các nhóm thực phẩm.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nhiều trẻ nhỏ mắc SDD thấp còi là cách chăm sóc sức khoẻ cho mẹ và con chưa hợp lý, khoa học. Cháu Đặng Minh Phong (Hưng Tiến, Hưng Nguyên), 5 tuổi nhưng các chỉ số cân nặng và chiều cao chỉ bằng đứa trẻ hơn 3 tuổi (14 kg và cao 1 mét). Bố mẹ em vừa làm ruộng, vừa làm công nhân thời vụ, dù kinh tế khó khăn nhưng cũng cố gắng mua thêm thịt, cá bổ sung cho bữa ăn của con thêm đủ đầy, nhưng con vẫn nhỏ, èo uột. Đặc biệt, từ sau trận ốm khi cháu 3 tuổi đến giờ, cháu lười ăn hẳn và thể trạng ốm yếu. Chị Nguyễn Thị Nhung mẹ cháu Phong chia sẻ: “Vì sinh con lần đầu nên không biết cách chăm sóc trẻ lúc ốm như nhận biết các dấu hiệu bệnh thông thường và dùng thuốc đúng cách, vệ sinh cho bé. Sau đợt cảm sốt kéo dài đó, vì sợ cháu bị ho nên kiêng ăn một số thực phẩm như cá, tôm, cua… cháu ăn uống kém, lại vừa thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu cân và thấp còi. Sau khi được các bác sỹ tư vấn cách chăm sóc, hiện nay tôi đang chế biến các món ăn khác nhau phù hợp với sở thích của cháu; đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường thực phẩm giàu canxi, các loại sữa… để bổ sung dinh dưỡng giúp cháu tăng cân và phát triển chiều cao nhưng quả thật rất vất vả”. 
Ở các vùng nông thôn, miền núi đa phần trẻ SDD thường không đạt chuẩn cả về chiều cao và cân nặng. Nhưng khu vực thành phố lại có nhiều trường hợp mặc dù cân nặng nằm ở mức cho phép, nhưng chiều cao lại thấp hơn chuẩn. Tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi ở Thành phố Vinh vẫn ở mức trên 13%. Theo khảo sát, thực tế tâm lý của nhiều bà mẹ vẫn quan tâm nhiều đến vấn đề cân nặng của con mà chưa để ý đến tình trạng thiếu chiều cao. Chị Hoàng Thị Trâm (Khối 2, Quán Bàu, Thành phố Vinh) có con trai hơn 2 tuổi, cân nặng 11 kg nhưng chiều cao chỉ đạt 82cm. Do không để ý nên gia đình không biết cháu bị SDD thể thấp còi. Chị Trâm lo lắng, mẹ công việc thường xuyên bận rộn nên không có thời gian chăm lo, kèm cặp từng bữa ăn, giấc ngủ cho bé mà đều nhờ người giúp việc. Bé biếng ăn nên thường chỉ ăn những bữa chính mà ít ăn thêm các bữa phụ và chỉ ăn những thức ăn cháu thích, rất lười uống sữa nên thiếu các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chiều cao. 
SDD ở trẻ nhỏ không chỉ bởi yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng mà còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường sống và chế độ sinh hoạt, vận động. Bác sỹ Quế Thị Trâm Anh, Trưởng Khoa Chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng  - Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh khuyến cáo: Để phòng chống SDD thể thấp còi ở trẻ, các bà mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ cả trong giai đoạn mang thai. Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chế độ ăn bổ sung hợp lý và đa dạng, tiếp tục bú mẹ tới 2 tuổi. Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ, nhất là giai đoạn đầu đời. Phụ huynh cần chú trọng bữa ăn để bữa ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, mỗi bữa ăn phải đảm bảo  đa dạng các loại thực phẩm từ 4 nhóm (chất bột, chất đạm, chất béo, nhóm vitamin, muối khoáng và xơ). Ngoài ra, để vừa kích thích trẻ ăn ngon miệng vừa bảo đảm khẩu phần ăn cân đối và đủ chất dinh dưỡng nên thay đổi món ăn thường xuyên; tăng cường năng lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp độ tuổi và giới tính của trẻ. Đối với những trẻ bị SDD nên tăng cường thêm 1-2 bữa ăn phụ trong ngày.  
Ngoài dinh dưỡng và di truyền thì giấc ngủ và vận động cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Theo đó trẻ cần phải ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu; cần được tập thể dục phù hợp độ tuổi, vận động ngoài nắng sớm để bé tăng cường hấp thu canxi và vitamin D giúp xương cứng cáp, giúp tăng chiều cao tốt. Bên cạnh đó, để phòng tránh SSD cho trẻ, các bà mẹ mẹ cần trang bị cho mình kiến thức phòng và chăm sóc trẻ khi bị bệnh thông thường, xổ giun định kỳ…  
Suy dinh dưỡng thể thấp còi còn gọi là suy dinh dưỡng mãn tính, ảnh hưởng lớn tới thể lực, tầm vóc, sự dẻo dai và phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Thậm chí, suy dinh dưỡng thấp còi có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, để cải thiện tình trạng trẻ SDD thể thấp còi, bên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, các gia đình các vùng miền núi, nông thôn sinh ít con để có điều kiện chăm sóc con cái. Trong đó, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc đầu tư bữa ăn cho trẻ; làm sao bữa ăn của trẻ luôn được đảm bảo dinh dưỡng; thường xuyên theo dõi cân đo trẻ để có điều chỉnh chế độ ăn phù hợp; chú trọng chăm sóc sức khoẻ đúng cách và và tạo môi trường sống để trẻ phát triển tốt về cả thể lực và trí lực…
Đinh Nguyệt

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.