9 động tác chữa thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm. Ở giai đoạn đầu bị nhẹ, người bệnh thường tìm đến phương pháp luyện tập, vật lý trị liệu vừa an toàn lại hiệu quả. Dưới đây là các bài tập dành cho bệnh nhận bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng mà bạn có thể tham khảo. Chú ý mỗi động tác nên lặp đi lặp lại từ 15 đến 20 lần.
Động tác 1:
 
Nằm trên giường có nệm cứng. Co một đầu gối lại. Hai bàn tay đan vào nhau, kéo đầu gối lại để áp sát bụng một cách tối đa. Chân còn lại chú ý duỗi thẳng. Giữ cho đến khi nào đầu gối mỏi thì từ từ duỗi ra rồi đổi chân.
Động tác 2:
 
Co hai đầu gối ép sát bụng. Hai bàn tay đan chéo nhau giữ chặt hai chân hỗ trợ cho việc giúp đầu gối ép sát bụng. Động tác này sẽ làm cho nhóm cơ dọc theo cột sống được kéo giãn, tạo điều kiện cho đĩa đệm trở về vị trí như cũ, giúp bệnh nhân giảm cảm giác tê nhức và khó chịu. Giữ nguyên vị trí cho đến khi nào bạn cảm thấy mỏi thì hãy buông ra.
Động tác 3:
 
Bệnh nhân vẫn co hai chân lên gập gối. Cố gắng dồn lực để ấn lưng xuống nệm đến lúc nào mỏi thì thả lỏng, sau đó lặp lại.
Động tác 4:
 
Bệnh nhân co chân gập gối, nâng mông cao khỏi đệm. Để làm động tác này cần người hỗ trợ để lưng ở nguyên tư thế uốn cong. Lúc nào mỏi bạn có thể nghỉ, sau đó lại tiếp tục.
Động tác 5:
 
Nằm gập hông và gối, chống hai tay xuống nệm, ưỡn ngực và cổ khỏi mặt nệm. Giữ nguyên tư thế cho đến khi mỏi thì nghỉ.
Động tác 6:
 
Nằm gập hông gập gối, hai chân làm động tác như đạp xe đạp, tạo thành một vòng tròn ở trên không. Tập động tác này một cách nhẹ nhàng.
Động tác 7:
 
Người bệnh nằm sấp quỳ chống hai tay và hai chân. Ở tư thế này, người bệnh cố gắng cong lưng hết cỡ để giúp các lỗ liên hợp được rộng ra. Lúc nào mỏi có thể hạ thấp lưng xuống sau đó lại nâng lưng lên tiếp.
Động tác 8:
 
Bệnh nhân vẫn trong tư thế quỳ hai tay và hai chân. Người bệnh từ từ ngả người về phía sau, mông cố gắng chạm gót, hai tay vươn thẳng về phía trước tới mức tối đa. Giữ nguyên tư thế cho đến khi nào thấy mỏi.
Động tác 9:
 
Vẫn trong tư thế quỳ bốn điểm, với một tay về phía trước và một chân đối diện duỗi thẳng ra sau. Cố gắng giữ thăng bằng, giữ nguyên tư thế cho đến khi nào mỏi thì đổi bên.
Theo khoahoc.tv

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.