Hơn 400 nghìn người chết mỗi năm do thực phẩm bẩn

Trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người chết do các bệnh liên quan đến thực phẩm thiếu an toàn, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là kết quả trong báo cáo mới nhất về an toàn thực phẩm toàn cầu vừa được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) công bố.
Ông Peter Sousa Hoejskov, chuyên gia WHO phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết nghiên cứu trên được tiến hành từ năm 2008, nhằm thu thập các số liệu chính xác trên toàn cầu và tại tất cả các khu vực về các bệnh liên quan tới thực phẩm chẳng hạn như số lượng người mắc bệnh, các bệnh mà họ mắc phải, nguyên nhân... để từ đó có thể cung cấp thông tin toàn diện cho các nhà hoạch định chính sách, giới chức y tế và người dân.
Đối với riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, có khoảng 52.000 người chết vì các bệnh liên quan tới thực phẩm và có khoảng 125.000 người bị nhiễm bệnh cũng do nguyên nhân này. Tuy nhiên, con số này có thể còn thấp hơn so với thực tế, bởi nhiều người mắc bệnh do vấn đề thực phẩm không tới khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế.
Tiêu hủy số thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tiêu hủy số thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ
Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các bệnh liên quan tới thực phẩm. Trong khi đó, khu vực có nhiều người tử vong nhất (175.000 người) vì nguyên nhân này là Nam Á, tiếp đến là châu Phi với130.000 ca tử vong.
Tiêu chảy là bệnh mà người dân khu vực Tây Thái Bình Dương hay mắc phải nhất, trong khi xét trên toàn khu vực Tây Á, các ca tử vong đa phần xuất phát từ nguyên nhân nhiễm aflatoxin (độc tố nấm mốc). Ngoài ra, còn có những ca bệnh nhiễm viêm gan A do quá trình chế biến và bảo quản các sản phẩm từ sữa không đảm bảo ở Australia, New Zealand hay Nhật Bản.
Chi cục Quản lý thị trường bắt giữ thực phẩm bẩn.
Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An bắt giữ thực phẩm bẩn.
Trong báo cáo lần này, WHO một lần nữa nhấn mạnh các hướng dẫn về an toàn thực phẩm như rửa tay kỹ, nấu chín thực phẩm, sử dụng nước sạch trong chế biến... để phòng ngừa bệnh tật. Không chỉ có vậy, tổ chức này còn đưa ra số liệu cho thấy gánh nặng kinh tế mà các bệnh liên quan tới thực phẩm gây ra cho người bệnh nói riêng và các nước nói chung là khá lớn. Người bệnh không chỉ tiêu tốn một khoản tài chính để chăm sóc, điều trị, mà họ còn trở nên mệt mỏi, thậm chí không thể tiếp tục làm việc, phải nghỉ hưu sớm hay trở thành người mất khả năng lao động… gây ảnh hưởng tới thu nhập của gia đình.
Thông qua báo cáo này, WHO kỳ vọng người dân và các nước trên thế giới không xem nhẹ vấn đề an toàn thực phẩm, đồng thời bày tỏ mong muốn chính phủ các quốc gia sẽ có những biện pháp can thiệp nhất định để cải thiện tình hình an toàn thực phẩm và nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề này.
Theo TTXVN

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.