Bảy cách giữ sức khỏe cho bé trong mùa lạnh

Trong mùa đông, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất để giữ sức khỏe cho trẻ.
1. Mặc ấm
Trẻ em cần phải được mặc ấm khi ở ngoài trời, tốt nhất là mặc nhiều lớp áo để trẻ được khô ráo, ấm áp. Đừng nên quên giày, găng tay hoặc bao tay, mũ của trẻ. 
Trẻ cần mặc nhiều hơn ít nhất là một lớp áo so với người lớn trong cùng điều kiện nhiệt độ. Trẻ em ở trong xe nên mặc lớp áo mỏng, không quá dày. Với trẻ nhỏ, không nên dùng chăn, gối, ga quá nhiều trên giường khi ngủ vì chúng đã gây ra rất nhiều vụ tử vong ở trẻ. Tốt nhất bạn nên dùng áo ngủ liền quần ấm hoặc loại chăn có thể quấn cho trẻ. Nếu dùng chăn, bạn cũng chỉ nên dùng chăn mỏng và nhét mép vào dưới đệm, để chăn chỉ đến ngang ngực trẻ để tránh che mặt bé.
 Mùa đông, trẻ phải được giữ ấm đúng cách để không nhiễm bệnh.
Mùa đông, trẻ phải được giữ ấm đúng cách để không nhiễm bệnh.
2. Hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trẻ hạ thấp hơn mức bình thường do chịu rét quá lâu hoặc mặc đồ ẩm ướt. Khi bị hạ thân nhiệt, trẻ sẽ run rẩy, trở nên lờ đờ, vụng về. Trẻ cũng sẽ nói lắp bắp, trong vài trường hợp nhiệt độ càng hạ đến mức nghiêm trọng hơn. 
Ngay khi thấy trẻ bị hạ thân nhiệt, bạn nên đưa trẻ đi cấp cứu. Trước khi đến bệnh viện, nên thay áo bị ẩm ướt, bao bọc trẻ bằng chăn hoặc quần áo ấm.
3. Bỏng lạnh
Bỏng lạnh xảy ra khi da và các mô ngoài đông cứng. Tình trạng này có thể xuất hiện trên ngón tay, ngón chân, tai và mũi. Đồng thời trẻ cũng có thể than da bị bỏng, đông cứng.
Khi bị bỏng lạnh nên đưa trẻ vào trong nhà, đặt phần cơ thể bị bỏng vào nước ấm (không nóng). Phần da này có thể đã chuyển màu, tái xám, khô nẻ. Bạn cũng có thể đặt khăn ấm lên mũi, tai, môi bị bỏng lạnh của trẻ. Không nên chà xát phần da bị đông lạnh. Sau vài phút, lau khô và mặc quần áo ấm, quấn chăn cho trẻ, cho trẻ uống nước ấm. Nếu da tê cứng không bớt sau vài phút, bạn nên tìm bác sĩ.
4. Bệnh mùa đông
Nếu trẻ bị chảy máu mũi mùa đông, bạn nên dùng máy giữ ẩm cho phòng ngủ bên đêm. Dùng các loại thuốc nhỏ mũi cũng giúp mô mũi ẩm hơn. Nếu trẻ bị chảy máu mũi nghiêm trọng, nên tìm bác sĩ. 
Nhiều bác sĩ cho rằng chỉ nên cho trẻ dưới một tuổi tắm 2-3 lần mỗi tuần. Tắm quá nhiều có thể khiến khô da.
Trời lạnh không gây ra cảm cúm, nhưng virus gây bệnh rất phổ biến trong mùa đông, nhất là khi trẻ đi học. Bạn cần dạy cho trẻ thói quen rửa tay, ho và hắt hơi vào mu bàn tay để tránh lây lan bệnh. Trẻ trên sáu tháng có thể tiêm phòng.
5. Hoạt động ngoài trời
Bạn nên định mức thời gian chơi ngoài trời của trẻ để tránh hạ thân nhiệt, bỏng lạnh. Không nên cho trẻ dùng thuốc hoặc thực phẩm có chứa rượu trước khi ra ngoài chơi.
 6. Chống nắng
Nắng vẫn có thể gây cháy nắng trong mùa đông, đặc biệt khi nắng phản chiếu trên tuyết. Bạn nên dùng kem chống nắng, đeo kính cho trẻ.
7. Tránh tai nạn lửa
Mùa đông cũng xảy ra rất nhiều tai nạn về lửa. Bạn nên mua đồ báo khói để trong nhà, dạy trẻ những kỹ năng cần khi xảy ra hỏa hoạn. Giữ máy sưởi, lò sưởi xa ít nhất 1 m khỏi bất cứ vật dụng có khả năng cháy và tắt chúng đi khi ra khỏi phòng./.
Theo VOV.VN

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.