7 sự thật về thuốc kháng sinh ai cũng cần biết

(Baonghean.vn) - Những tiến bộ trong y học phương Tây đã giúp chúng ta sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, và một trong những phát hiện sớm nhất và hiệu quả nhất đó chính là thuốc kháng sinh: loại thuốc chống vi khuẩn, chống lại nhiễm trùng trong cơ thể. Những loại thuốc kỳ diệu này sẽ giết hoặc làm suy yếu các vi khuẩn có hại đang khiến bạn bị bệnh, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh trở lại.

Tuy nhiên, có một vài hậu quả không lường trước và hết sức nguy hiểm. Vi khuẩn đã phát triển mạnh hơn, đủ để chống lại thuốc kháng sinh trong những năm gần đây, làm cho thuốc trở nên thiếu hiệu quả. Trên thực tế, đã có những "siêu "vi khuẩn mới phát triển mạnh tới mức các bác sỹ hầu như không thể chữa trị được, có nghĩa là sẽ có thêm nhiều người chết vì nhiễm khuẩn mỗi năm.

Vì vậy, trước khi bạn phải sử dụng thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng bạn biết những đặc điểm quan trọng về cách thức hoạt động của thuốc, và làm thế nào để bạn có thể tự bảo vệ mình.

1. Bạn vẫn có thể bị kháng thuốc kháng sinh ngay cả khi đang dùng chúng một cách chính xác.

 

Các loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh tồn tại trong thời gian rất dài. Ngay cả khi sử dụng kháng sinh mạnh nhất, nó vẫn chỉ diệt các vi khuẩn nhạy cảm, để lại đằng sau những con vi khuẩn có cơ chế kháng thuốc. Trong điều kiện thích hợp, vi khuẩn kháng còn lại có thể tái tạo, lây nhiễm cho người được điều trị hoặc truyền bệnh cho người khác qua đường tiếp xúc.

2. Kháng thuốc chỉ xảy ra trong vi khuẩn, không phải trong cơ thể chúng ta.

Cơ chế gây kháng thuốc kháng sinh không liên quan tới các cơ quan của chúng ta; nó hiện diện bên trong chính các vi khuẩn. Vì vậy, chúng ta không thể làm gì để thay đổi cơ thể hay lối sống để giúp kháng sinh phát huy hiệu quả tốt hơn trước các vi khuẩn kháng thuốc.

3. Kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

 

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, như viêm họng hay một số bệnh nhiễm trùng da. Cảm lạnh thông thường và cúm là bệnh do virus, do đó thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Trên thực tế, uống thuốc kháng sinh khi không thực sự cần thiết có thể làm tăng số lượng vi khuẩn kháng thuốc trong cơ thể của bạn. Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng việc lạm dụng kháng sinh khi nhiễm virus là một trong những yếu tố lớn nhất làm phát triển kháng thuốc trên toàn thế giới.

4. Luôn uống hết liều kháng sinh được kê, kể cả khi bạn đã khỏe hơn.

Nếu phải uống thuốc kháng sinh, hãy đảm bảo bạn sử dụng thuốc đúng liệu trình theo đơn. Các triệu chứng của bệnh thuyên giảm không đồng nghĩa với việc vi khuẩn đã được kiềm chế trong cơ thể. Uống đủ liều thuốc kháng sinh cần thiết sẽ khiến vi khuẩn không trở nên kháng thuốc.

5. Không bao giờ dùng thuốc kháng sinh được kê đơn cho người khác hoặc còn sót lại từ một đợt điều trị trước đó.

 

Thuốc kháng sinh từ những người khác có thể không phù hợp cho bệnh của riêng bạn, và dùng sai thuốc có thể làm tăng cơ hội cho các vi khuẩn trong cơ thể của bạn trở nên kháng thuốc. Tương tự với thuốc kháng sinh hết hạn: các thành phần hoạt chất có thể bị hỏng, khiến thuốc kém hiệu quả và tăng khả năng phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc.

6. Chỉ cần 1 đợt điều trị kháng sinh để ‘sản sinh’ vi khuẩn kháng thuốc.

Có một quan niệm sai lầm phổ biến đó là kháng thuốc chỉ xảy ra khi ta uống một loại thuốc nhiều lần. Trong khi sử dụng nhiều lần có thể gây kháng thuốc, thì chỉ 1 đợt điều trị cũng có thể phát sinh vấn đề này.Đây là lý do bạn cần mua thuốc theo đơn và uống thuốc theo chỉ dẫn.

7. Kháng sinh không phải bao giờ cũng là giải pháp.

Mặc dù kháng sinh rất quan trọng, nhưng không phải luôn cần thiết, và sử dụng quá mức có thể đem lại hại nhiều hơn lợi. Vì vậy, hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những loại thuốc phức tạp này, và sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Trung Nam

(Theo Boredomtherapy)

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.