Các bệnh trẻ thường gặp vào mùa thu và cách phòng tránh

Mùa thu tuy không lạnh như mùa đông và nóng như mùa hè nhưng thời tiết có sự thay đổi thất thường giữa ngày và đêm nên rất dễ hình thành các loại bệnh ở trẻ, nếu bạn không có biện pháp phòng ngừa thích hợp. 

Trong mùa này, các loại muỗi, côn trùng phát triển mạnh, nhiều loại hoa đua nở nên nguy cơ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm, côn trùng đốt hoặc dị ứng, hen suyễn do cây cối, phấn hoa… càng tăng cao. Cha mẹ cần hết sức cảnh giác và xử trí kịp thời để phòng và điều trị bệnh hiệu quả cho con.

Bệnh đường hô hấp ở trẻ

Các triệu chứng khi bị viêm họng, viêm phế quản có thể bao gồm: Sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch… Cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra họng, chẩn đoán loại bệnh.

Các triệu chứng của cảm cúm có thể bao gồm: nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, sưng họng, mệt mỏi, đau cơ… Trong trường hợp này, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Sốt phát ban:

Sốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào.

Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh. Triệu chứng của bệnh là trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. Đây là bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng.

 

Đau mắt đỏ ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Bệnh thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt… Trẻ bị đau mắt đỏ cần được đi khám kịp thời để điều trị theo đúng nguyên nhân gây bệnh và tránh các biến chứng.

 

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu đông. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Biến chứng của bệnh có thể dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Vì thế, nếu chăm sóc ở nhà, cha mẹ nên cho bé uống dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì và đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bé bị sốt xuất huyết

Bệnh này thường gặp vào mùa thu vì trong mùa này, muỗi sinh sản nhiều. Biểu hiện bệnh là sốt cao đột ngột trong 2-4 ngày liên tục, xuất hiện các đốm đỏ xuất huyết dưới da mọc thành từng đốm rải rác. Khi có những biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng bệnh cho trẻ trong mùa thu

Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc sau đây:

 

- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ

- Bổ sung những dưỡng chất như vitamin C, kẽm, đạm vào chế độ ăn uống của trẻ để ngăn ngừa cảm cúm, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.

- Luôn giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, dọn dẹp phòng ở, giường ngủ cho trẻ ít nhất là 2 ngày một lần.

- Với trẻ nhỏ, đêm lạnh nên cho trẻ mặc quần áo ấm, trưa nóng có thể cởi bớt ra. Không mặc nhiều, dày vì mồ hôi toát ra thấm ngược, gây ốm sốt. Tránh loại áo liền quần thít vào ngực khiến khó thở.

- Nếu trẻ ốm sốt vẫn cần lau rửa, tắm giặt, vệ sinh mũi họng, cơ thể hàng ngày sạch sẽ.

 

- Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách tắm rửa hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn. Hướng dẫn trẻ phải biết rửa tay trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc vào các đồ vật có nguy cơ gây bệnh.

Hy vọng với thông tin về các loại bệnh thường gặp ở bé trong mùa thu và cách phòng tránh trên đây, các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, chăm sóc phòng ngừa bệnh cho trẻ trong mùa thu này một cách hiệu quả. 

T.P (tổng hợp)

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.