Nhận diện thức ăn nhiều muối để tránh mặn

Một bát phở hoặc bún có thể chứa đến 4-5 g muối, trong khi đó mâm cơm người Việt không bao giờ thiếu nước mắm, tương, xì dầu…

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, lượng muối tiêu thụ hàng ngày của người Việt chủ yếu từ muối và các gia vị cho vào món ăn trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn (81%). Muối cũng có trong thực phẩm chế biến sẵn (gần 12%) và thực phẩm tự nhiên. Bột canh và nước mắm là hai nguồn chính cung cấp muối hàng ngày. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành mỗi ngày chỉ khoảng 5 g. Tuy nhiên, điều tra mới đây của Bộ Y tế cho thấy, người dân nước ta tiêu thụ đến 9,4 g muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo. 

Nhiều người không biết rằng mình đang ăn quá nhiều muối. 70% trong số gần 4.000 người được hỏi cho biết ăn lượng muối vừa phải, gần 14% cho rằng dùng ít hoặc rất ít, 10% luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối. Tỷ lệ này ở nam giới cao hơn nữ. 

nhan-dien-thuc-an-nhieu-muoi-de-tranh-man

Muối có rất nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn. 

Nhiều người quan niệm muối đơn thuần là muối hạt, muối tinh, bột canh mà không để ý nó có mặt trong gia vị hay thức ăn hàng ngày. Các món ăn truyền thống cũng chứa rất nhiều muối như cà muối, dưa muối, kim chi, cá muối, thịt muối. Muối cũng có nhiều trong đồ ăn vặt như bim bim, bánh mặn, thức ăn sẵn gồm thịt hộp, pho mát, giăm bông, mì tôm, xúc xích ruốc, mắm tép chưng thịt; đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, pizza...

Ăn nhiều muối cộng với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, uống rượu bia… là yếu tố nguy cơ khiến bệnh không lây nhiễm có xu hướng gia tăng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. WHO cho rằng tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

Từng có thời kỳ chịu gánh nặng nghiêm trọng do nhiều người bị đột quỵ não, Nhật Bản đưa ra quyết sách giáo dục người dân giảm ăn mặn. Trước đây, trung bình người dân nước này tiêu thụ đến 14 g muối một ngày, nay còn 9 g. Mục tiêu trong thời gian tới mỗi người ăn 8 g muối một ngày. 

Việt Nam cũng đặt mục tiêu giảm lượng tiêu thụ muối hằng ngày cho một người còn 7 g vào năm 2025. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên rèn cho con thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ. Với người có thói quen ăn mặn, bà nội trợ khi nấu ăn nên tuân thủ nguyên tắc giảm muối dần dần, ví dụ khi nêm nếm món ăn thay vì thói quen cho một thìa thì nay chỉ nêm nửa thìa muối.

Mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như:

- Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.

- Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng. Tối đa không quá một phần năm thìa cà phê muối cho bữa ăn của một người mỗi ngày.

- Hạn chế sử dụng các sản phẩm có lượng muối cao như khoai tây chiên...

Theo VNE

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.