Phòng bệnh mùa Đông cho người già, trẻ nhỏ

(Baonghean) - Cùng các tỉnh phía Bắc, Nghệ An bước vào mùa Đông với những đợt mưa rét kéo dài liên tục. Đây là điều kiện thuận lợi để nảy sinh nhiều dịch bệnh, bệnh lý nguy hiểm.

Người cao tuổi chú ý huyết áp, tim mạch

Bác sỹ Phạm Hồng Phương - Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh cho biết: Mùa Đông là mùa thường xuất hiện các loại dịch bệnh, gia tăng các bệnh lý nguy hiểm đối với tính mạng con người, đặc biệt là với đối tượng người cao tuổi. Ở người cao tuổi, phổ biến hơn cả là các bệnh tăng huyết áp, tim mạch. Theo thống kê của các nhà khoa học, có khoảng hơn 50% những cơn đau tim ở người già xảy ra vào mùa Đông, tỷ lệ người già tử vong do bệnh tim mạch cao nhất vào tháng 12 và tháng 1 là những tháng lạnh giá nhất của năm.

Đông đến, nhiều người già phải vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa điều trị các bệnh huyết ápvà tim mạch.
Đông đến, nhiều người già phải vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa điều trị các bệnh huyết áp và tim mạch.

Về nguyên lý, mùa Đông huyết áp thường tăng cao so với mùa Hè khoảng 5mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. Sự lão hoá ở hệ tim mạch là nguyên nhân chính gây nên các bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Với người cao tuổi, huyết áp thường không quá 140/90 mmHg.

Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên, ngoài ra mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm. Nếu huyết áp tối đa quá 180 mmHg là điều rất đáng lo ngại. Nhiều người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200mmHg, nếu không phát hiện và dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch máu não và tử vong. Đặc biệt, những người bị bệnh đái tháo đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát, nguy hiểm.

Tiêm phòng cho trẻphòng tránh các bệnh mùa đông.
Tiêm phòng cho trẻ phòng tránh các bệnh mùa đông.

Trong mùa Đông, người cao tuổi và những người thân trong gia đình cần nêu cao ý thức cảnh giác và có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tim mạch, đặc biệt là khi trời trở lạnh nhanh, đột ngột. Người bị bệnh tim mạch cần được đo và theo dõi huyết áp định kỳ; nên uống các thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sỹ.

Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột; mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh; hạn chế ra ngoài vào những ngày giá rét; Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm; luôn mang theo thuốc trợ tim bên mình; cần quan sát thường xuyên nhịp thở vào đêm khuya, lúc sức đề kháng của cơ thể giảm để có biện pháp cứu chữa kịp thời; duy trì thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày; ăn uống đủ dưỡng chất; thăm khám sức khỏe định kỳ; ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường cần báo cho người thân và tiến hành nhập viện càng sớm càng tốt...

Giữ ấm, vệ sinh sạch sẽ và tiêm phòng cho trẻ 

Thống kê của Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An: Từ đầu tháng 12 đến nay, có 16.424 lượt bệnh nhi đến khám, trong đó có 2.877 bệnh nhi nhập viện, chủ yếu do viêm phổi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, bệnh cảm cúm, bệnh quai bị... Bác sỹ Nguyễn Văn Sơn - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh Viện Sản - Nhi Nghệ An cho biết: Vào thời gian này với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, cơ thể người lớn có thể thích nghi, nhưng với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ sẽ dễ mắc bệnh. Cơ chế lây bệnh là trong không khí phát sinh, phát triển lượng lớn vi khuẩn, vi sinh vật, trẻ hít vào hay tiếp xúc đều dễ nhiễm bệnh.

Thời tiết giá lạnh khiến nhiều trẻ nhỏ bị dịch bệnh đường hô hấp.
Thời tiết giá lạnh khiến nhiều trẻ nhỏ bị dịch bệnh đường hô hấp.

Cha mẹ, ông bà cần chú ý các biểu hiện của trẻ nhỏ để đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời. Ví dụ với bệnh viêm đường hô hấp 80% là do virut. Qua quan sát, trẻ sẽ có biểu hiện: sốt, đau người, ho, chảy nước mũi… các triệu chứng rất dễ gặp. Bình thường, phụ huynh trẻ chỉ cần làm vệ sinh mũi, uống thuốc hạ sốt giảm đau (nếu cần thiết), ăn uống nghỉ ngơi từ 3 - 7 ngày sẽ khỏi hẳn.

Với trẻ có sức đề kháng yếu, bệnh nặng hơn, sẽ biến chứng đến viêm mũi xoang, viêm tai giữa, đặc biệt là viêm đường hô hấp dưới. Lúc này, biểu hiện của trẻ sẽ ho nặng hơn, sốt li bì. Nếu trẻ ko mọc răng mà sốt 1-2 ngày dùng thuốc hạ sốt không đỡ thì cần đến bệnh viện. Trong trường hợp, trẻ ho nhiều hơn, nhịp thở tăng, bụng co thóp vào ra, có hiện tượng khó thở cũng nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Để phòng, chống dịch bệnh mùa Đông cho trẻ, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường uống thêm nước, không ăn những thực phẩm lạnh, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay với xà phòng trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh. Cần giữ ấm cho trẻ; mặc quần áo, đi tất tay chân, quàng khăn cổ vừa đủ ấm tránh tình trạng mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến các cháu vã mồ hôi nhiều, thấm trở lại gây bệnh viêm phổi.

Khi nhiệt độ dưới 10oC không nên cho trẻ ra ngoài. Vào ban đêm, khi ngủ nhiều trẻ có thói quen đạp chăn ra ngoài nên các bậc phụ huynh cần lưu ý đắp chăn ấm cho các em. Nếu gia đình có điều kiện nên sử dụng điều hòa ấm với chế độ hợp lý.

Quan trọng nhất, các bậc phụ huynh cần chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh bằng cách đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi, quai bị, viêm não... Khi phát hiện bệnh không tự ý điều trị tại nhà, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh lây lan ra cộng đồng.

Thanh Hoa - Thành Chung

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.