Cách lựa chọn rau phù hợp với từng loại lẩu

(Baonghean.vn) - Rau là thứ không thể thiếu trong nồi lẩu. Việc ăn nhiều các loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, trừ nóng và giải độc. Tuy nhiên, việc rau ăn lẩu không đảm bảo, bạn có thể gây hại cho sức khỏe của mình.

Các loại rau ăn lẩu phổ biến rất an toàn và có lợi cho sức khỏe khi ăn lẩu như: rau muống, cải ngọt, cải thảo,cải xoong, mướp đắng, ngó sen,…đậu phụ, khoai tây, cà rốt…vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt. 

Dưới đây là một số thông tin để các bạn tham khảo để lựa chọn cho mình món lẩu hấp dẫn và tốt cho sức khỏe:

1. Sử dụng rau sạch sẽ

m
Ngoài việc rửa nhiều lần bằng nước sạch, bạn nên ngâm nước muối hoặc dung dịch rửa rau quả.

Nếu bạn cẩn thận nên tìm những rau sạch bán rất nhiều ở các cửa hàng rau sạch. Mặc dù giá cả có thể cao hơn những loại rau bên ngoài. Nhưng bạn có thể tuyệt đối an tâm, nhất là khi gia đình bạn mời khách.

Hầu hết rau trên thị trường chúng ta không rõ nguồn gốc, và chứa nhiều chất độc hai trong quá trình chăm sóc. Vì vậy khi mua rau về ngoài việc rửa nhiều lần bằng nước sạch, bạn nên ngâm nước muối hoặc dung dịch rửa rau quả trước hoặc sau khi rửa lại rau bằng nước sạch. Việc này giúp loại trừ những vi khuẩn và hóa chất độc hại còn lưu lại trên rau.

2. Những loại rau bạn thường mua và quen thuộc

m
Những loại rau bạn thường ăn với lẩu như rau muống, các loại rau cải, tía tô, mướp đắng, ngó sen..

Những loại rau bạn thường ăn với lẩu như rau muống, các loại rau cải, tía tô…mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, nấm khoai tây, cà rốt….Rất tốt cho sức khỏe và điều hòa thân nhiệt.

Không phải loại rau nào cũng có thể cho vào nồi lẩu dễ dàng. Càng không nên thử những loại rau lạ, trừ khi người bán hàng tư vấn chắc chắn rằng loại rau đó phù hợp với món lẩu bạn nấu và chắc chắn chưa từng có phản ứng không tốt nào.

Đối với một vài loại rau và nấm cần cảnh báo cẩn thận trước khi sử dụng như: Một số loại nấm mà bạn không biết rõ tên, giá đỗ, loại hoa, dọc mùng…Có một vài loại rất giống với rau ăn, hoặc có chất độc hại. Ví dụ như dọc mùng với cây môn ngứa không khác nhau nhiều, khi ăn thường bị ngứa cổ họng và còm miệng.

3. Các loại rau không phù hợp và kỵ nhau

Rau mồng tơi không nên
Rau mồng tơi không nên ăn với thịt bò.

Không nên dùng chung các loại khoai lang, khoai tây với nhau. Nhiều trường hợp dùng chung dẫn đến khó tiêu, đau bụng rối loạn tiêu hóa.

Rau mùng tơi không nên ăn với thịt bò dẫn đến tiêu hóa kém, những người bị táo bón ăn vào thì càng khó tiêu hơn.

Đối với lẩu hải sản không nên ăn các loại tôm, ngao, ốc với các loại mướp đắng, cà chua…hay các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C rất nguy hiểm.

4. Một vài loại rau đi kèm phù hợp với từng loại lẩu:

Lẩu
Lẩu gà, vịt rất hợp khi ăn với rau muống, ngải cứu...

Lẩu gà: Đi kèm với rau cải xanh, rau muống, nấm kim châm, bắp chuối, bông sung…bên cạnh đó còn có một loại rau thường ăn cùng rất tốt là ngãi cứu, không chỉ tốt cho sức khỏe và giải được nhiều độc tố, ngãi cứu khi dùng chung với lẩu rất thơm.

h
Rau muống là loại rau chủ đạo của món lẩu vịt

Lẩu vịt: rau muống cũng là loại rau chủ đạo cho nhiều món lẩu, người ta thường chỉ giữ lại cuộng rau muống và có thể dùng thêm rau ngổ để thơm hơn.

Món
Món lẩu ốc không thể thiếu rau tía tô thái nhỏ.

Lẩu ốc: Các loại rau ăn cùng loại lẩu ốc không thể thiếu được rau tía tô thái nhỏ và rau muống chẻ. Ngoài ra thịt bò, giò tai, đậu cũng là những đồ ăn kèm phù hợp với món này.

Hoa
Món lẩu riêu cua sẽ không hoàn hảo nếu thiếu hoa chuối thái mỏng.

Lẩu riêu cua: Có thể ăn kèm với các loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối trắng phau.

Còn rất nhiều loại rau khác để cho bạn lựa chọn, nhưng quan trọng cần phải rửa rau thật kỹ càng. Và không nên chọn loại rau quá lạ. Bên cạnh đó, nếu ăn lẩu bên ngoài nên chọn những nhà hàng đảm bảo vệ sinh an toán thực phẩm, uy tín và đáng tin cậy. Tránh chọn quán lẩu vỉa hè, không có địa điểm rửa rau sạch an toàn.

Thu Trà

(Tổng hợp)

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.