Trẻ em ăn thế nào là đủ?

Để cung cấp năng lượng đầy đủ cho trẻ mỗi ngày, bố mẹ cần chú ý lượng calories tiêu thụ tùy theo độ tuổi.

Suy nghĩ ăn thật no đúng bữa, bổ sung thật nhiều đạm và tinh bột là chưa phù hợp với trẻ. Tùy theo độ tuổi, bố mẹ cần tính toán lượng calories cần thiết mỗi ngày theo công thức: 1.000 cal + 100 x số tuổi. Trẻ trong độ tuổi đến trường có nhu cầu calories dao động từ 1.300 cal đến 2.100 cal.

Ngoài 3 bữa chính là sáng, trưa và tối, mẹ cần cho bé ăn thêm 1-2 bữa phụ tuỳ độ tuổi và số lượng hoạt động thể chất. Những bé mới chớm tuổi đi học cần ăn ít nhất 2 bữa phụ mỗi ngày. Trẻ lớn hơn có thể dao động từ một đến 2 bữa phụ tùy thể trạng. Đây là kết quả nghiên cứu của Jo Ellen Shield và Mary Mullen đăng trên trang của Academy of Nutrition and Dietetics. 

Trẻ cần ăn 3 bữa chính, 1-2 bữa phụ để đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng mỗi ngày.

Trẻ cần ăn 3 bữa chính, 1-2 bữa phụ để đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng mỗi ngày. 

Lý giải về vai trò của bữa phụ, Viện Dinh dưỡng của Hong Kong đánh giá: "Do kích thước dạ dày của bé nhỏ cùng với thói quen vận động thể chất nhiều, năng lượng từ 3 bữa chính không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Bé cần ăn bữa phụ đủ dinh dưỡng để cơ thể hoạt động tốt".

Trái với suy nghĩ của một số bố mẹ rằng bữa phụ không quan trọng và khiến bé ăn ít vào bữa chính sau đó; hay bữa phụ gây ra tình trạng thừa cân hoặc béo phì; thực tế thì bữa phụ đúng giờ và đúng hàm lượng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết, giúp phát triển khoẻ mạnh.

Bữa phụ giúp bổ sung năng lượng cho bé.

Bữa phụ giúp bổ sung năng lượng cho bé. 

Một nghiên cứu của Alice Park đăng trên tạp chí Time chỉ ra, bữa phụ cung cấp 42% lượng calories trong một ngày của trẻ. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra các bữa phụ của trẻ hiện nay thường quá nhiều đường, chất béo bão hoà mà thiếu các chất cần thiết cho sức khoẻ như chất xơ, vitamin D, kẽm.

Những bữa phụ cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho trẻ.

Những bữa phụ cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho trẻ. 

Ngoài hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, điểm mấu chốt của việc tổ chức bữa ăn hợp lí và khoa học là tạo thói quen ăn đúng giờ. Các bữa phụ nên cách bữa chính 2-3 tiếng giúp trẻ ăn ngon miệng, không bị ngán hoặc bỏ bữa ăn chính tiếp theo. Không nên cho bé ăn bữa phụ ngay trước bữa chính.

Trong những ngày lễ tết, cả gia đình đi du lịch nên một số bố mẹ bỏ qua nề nếp trong việc ăn uống của trẻ, dẫn đến thói quen ăn uống thiếu kỷ luật. Để tránh tình trạng này, bố mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính và chuẩn bị kèm bữa xế gọn nhẹ, tiện dụng, đủ dinh dưỡng và hấp dẫn. Một gợi ý hay là chuẩn bị cho con 1-2 chiếc bánh Custas mỗi ngày.

Theo Zing

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?