Giảm tiểu đường, huyết áp nhờ trai sông

Con trai nước ngọt hay trai sông là thực phẩm rất được ưa chuộng trong ngày hè, với nhiều món ngon như canh trai nấu chua, cháo trai, trai xào sả ớt... Trong Đông y, trai sông còn có tên là bạng. Cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Theo Đông y, trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm lợi thủy, hóa đàm nhuyễn kiên tán kết, giáng áp. Dùng cho người âm hư, sốt, lao phổi, đái tháo đường, tăng huyết áp, ho khan, mất ngủ, đau mỏi thắt lưng, phù nề, tiểu ít, bạch đới, huyết trắng, viêm sưng hạch, u tuyến giáp, vàng da. 

Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ trai nước ngọt:


Cháo trai: Trai sông 200 - 300g, gạo 100g. Trai ngâm nước vo gạo nửa ngày đến 1 ngày, rửa sạch, luộc chín và giữ nước luộc. Thịt trai nặn hết sạn đen trong bụng trai, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn gia vị, để 15 - 20 phút; phi hành mỡ và cho thịt trai vào đảo đều; để riêng.


Gạn lấy nước luộc trai, cho gạo vào nấu thành cháo; giữ nhỏ lửa, đảo đều để cháo không bén và đặc sệt; cho thịt trai xào vào, thêm 1 - 2 củ hành, vài lát gừng thái chỉ, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ăn thêm chút tiêu, ớt bột, rau răm thái nhỏ. Món này rất thích hợp cho người cao tuổi bị tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường... Với người mỡ máu cao gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.

Cháo trai râu ngô: Thịt trai sông 30 - 50g, râu ngô non 20g. Ninh nhừ, bỏ râu ngô, thêm hành, gừng. Trị tăng huyết áp, hay nhức đầu, thủy thũng.

Trai luộc: Trai luộc chín, ăn với ớt, tiêu, gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Dùng tốt cho người bị vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, đái tháo đường.

Canh trai nấu rau hẹ.
Canh trai nấu rau hẹ.

Canh trai, cà rốt, đậu đỏ: Trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước, gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 - 7 ngày. Dùng tốt cho người bị suy nhược cơ thể, sợ gió, tay chân lạnh.

Canh trai rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60-120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Món này thích hợp với người lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm, đái tháo đường./.

Theo SK&ĐS

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.