Phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam như thế nào?

Để phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nữ thành nam, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ ngực, buồng trứng và tử cung, sau đó tạo dương vật.

Phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam là bước cuối cùng của quá trình điều trị "rối loạn nhận thức giới tính nam" bằng cách loại bỏ ngực và tạo hình bộ phận sinh dục nam. Công nghệ phẫu thuật chuyển giới nữ sang nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, người thực hiện phẫu thuật chuyển đổi cần có chuyên môn và kinh nghiệm.

Đối với các bệnh nhân nữ mắc bệnh rối loạn bản sắc giới tính gọi tắt là GID muốn phẫu thuật chuyển giới cần phải có một số giấy chứng nhận bởi bác sĩ tâm lý. Giấy chứng nhận cho phép phẫu thuật chỉ được ký sau khi các bác sĩ chấp nhận chuyển giới nữ sang nam là phương pháp điều trị tốt nhất. Bệnh nhân đã sống như đàn ông liên tục trong một năm hoặc dài hơn và đã tiêm hormone nam.

Quy trình phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam:
(Phẫu thuật trên mô hình sinh dục, độc giả cân nhắc khi xem)

Bác sĩ Nguyễn Đông Hưng, khoa Phẫu thuật Niệu sinh dục Bệnh viện Quân y 103, cho biết, quy trình phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam trải qua 3 giai đoạn. Trước khi phẫu thuật chuyển đổi, bệnh nhân cần khám tổng quát sức khỏe để đảm bảo đủ sức khỏe đồng thời nếu bệnh nhân bị bệnh yêu cầu điều trị trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân cũng phải ngừng sử dụng hormone hai tuần trước phẫu thuật. Không hút thuốc ít nhất trong ba tháng vì trong giai đoạn chuyển giới nữ thành nam 2 và 3 cần ngưng hút thuốc hoàn toàn 100%.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bao gồm cả thực phẩm chức năng hãy cho bác sĩ biết, nếu không phù hợp bác sĩ yêu cầu dừng sử dụng thuốc. Không ăn uống ít nhất 6 giờ trước phẫu thuật.
Bệnh nhân cũng cần phải ở lại viện ít nhất một đến 2 ngày trước phẫu thuật để chuẩn bị như kiểm tra sức khỏe, làm sạch ruột, chuẩn bị máu trước khi phẫu thuật.

Chuyển đổi giới tính là ca phẫu thuật lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Bệnh nhân cần chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý và thể chất trước khi quyết định thay đổi bản thân.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 270.000-300.000 người có nhu cầu chuyển đổi giới tính. Việc sử dụng hormone ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, có thể gây bệnh hoặc giảm tuổi thọ.

Theo VNE

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.