Lưu ý ăn cá "đúng điệu" cho bé

Cá là thực phẩm chứa DHA vô cùng phong phú. Nguồn DHA này không những giúp trẻ thong minh, phát triển não bộ mà còn có tác dụng tang cường hệ miễn dịch, giúp bé mắt sáng dáng cao.

Ngay từ bé được tròn 7 tháng, mẹ đã có thể bắt đầu cho con làm quen với cá. Những loại cá ngon, không tanh, nhiều chất và lành chị em thường mua để cho con “khởi động” bao gồm: cá trắm, cá quả (cá lóc) hay cá hồi. Tuy nhiên dù cho bé ăn cá gì, mẹ cũng nên lưu ý các vấn đề sau đây

Cá đông lạnh có giá trị dinh dưỡng ngang với cá tươi

Rất nhiều loại cá sau khi được đánh bắt đã được ướp lạnh trên tàu và sau một thời gian ngắn mới được chuyển về đất liền. Nếu thời gian ướp lạnh không quá lâu thì sau khi rã đông, cá vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng như cá tươi mới được đánh bắt. 

Vì vậy, những mẹ không ở miền biển cũng đừng quá lo lắng về việc cho con ăn cá đông lạnh.

Không nấu cá chung với cải bó xôi

Cải bó xôi là loại thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua cá  cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang hay rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.

Không ăn cá khô

Cá phơi khô thường rất mặn và chứa một hàm lượng muối “khổng lồ”. Ăn mặn chưa bao giờ là tốt cho trẻ. Thiếu máu, thiếu oxi sẽ khiến não bé chậm phát triển hơn các bé ăn nhạt khác, khả năng suy nghĩ cũng vì thế mà thua kém.

Mật cá rất độc hại với trẻ

Trẻ ăn phải mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. Trong mật cá thường có chất tetrodotoxin - chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cá mẹ cần rửa thật sạch, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.

Cách món từ cá cho bé ăn dặm

Cách làm cá đơn giản nhất vẫn hay được các mẹ sử dụng, đó là hấp chin cá lên rồi lọc bỏ xương cho bé ăn liền. Tuy nhiên, xin mách mẹ một số gợi ý sau để đổi món cho trẻ

1. Cá hồi sốt cam

Món ngon cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật, đồng thời kết hợp được hoa quả vào bữa ăn của trẻ

Nguyên liệu

- 1 khúc cá hồi Nauy (hiện nay cá hồi có bán cả ở ngoài chợ tuy nhiên các mẹ cần lưu ý về nguồn gốc và chất lượng của cá. Các mẹ có thể mua cá hồi Nauy ở các siêu thị lớn đều có)

- 1 quả cam vàng

- 1/2 miếng bơ lạt nhỏ (5g)

Cách làm

 

- Cá hồi rửa sạch với 1 ít gừng đập giập. Để ráo nước, thấm khô bằng giấy thấm dầu.

- Bắc chảo, đợi chảo nóng thì cho miếng bơ vào, áp chảo cá hồi hai mặt cho chín kỹ. Gắp ra để riêng vào dĩa.

- Cam cắt đôi, 1 nửa vắt lấy nước, 1 nửa gỡ thành tép nhỏ. Vỏ cam cắt bỏ phần cùi trắng, xắt sợi mỏng.

- Bắc nồi đun nước cam trên lửa nhỏ, hoà 1 muỗng cà phê bột năng với xíu nước để tạo độ sệt. Khuấy đêu, cho 1 xíu nước mắm, vỏ cam vào đảo chung rồi tắt bếp.

- Đổ sốt cam lên dĩa cá hồi vừa chuẩn bị.

Món này ăn nóng cùng với cơm rất ngon. Với các bé nhỏ các mẹ có thể dằm nát cá rồi đổ ngược vào nồi nước sốt đun lại vài giây là xong.

2. Cháo cá quả hành hoa

Nguyên liệu

- 2 thìa gạo tẻ

- Nước xương gà

- 1 miếng cá quả (cá lóc)

- 1 nhánh hành hoa

Cách làm

 

- Dùng nồi hầm cháo đun gạo cùng nước xương gà và phần đầu trắng của hành hoa

- Cho cá quả vào luộc hoặc hấp chín rồi gỡ lọc xương thật cẩn thận.

- Khi cháo chin, trộn cá quả vào hoà đều rồi nhanh tay thêm chút hành hoa. Tắt bếp

- Cháo cá quả hành hoa nên cho bé ăn ngay lúc nóng vì để nguội cháo cá thường gây tanh mất ngon.

Theo Khám phá

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.