Sốt rét kháng thuốc và giải pháp

Vừa qua, theo thông tin từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế phản ánh báo động về tình trạng sốt rét kháng thuốc xảy ra tại một số địa phương như tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đăk Nông, Quảng Nam... với tỷ lệ khá cao gây khó khăn cho việc điều trị, để khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét theo Quyết định số 3232/QĐ-BYT ngày 30/8/2013, trong đó có đề cập đến việc chống kháng.
Thế nào gọi là sốt rét kháng thuốc
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sốt rét kháng thuốc là khả năng ký sinh trùng sốt rét gây bệnh có thể sống sót và phát triển mặc dù bệnh nhân đã được điều trị và hấp thu một liều lượng thuốc bằng hoặc cao hơn liều dùng thông thường. Kháng thuốc có thể là tương đối nếu tăng liều thuốc sử dụng trong giới hạn chịu đựng được của con người và có thể diệt được ký sinh trùng sốt rét. Kháng thuốc có thể là tuyệt đối nếu dùng liều thuốc vượt quá khả năng dung nạp của con người nhưng vẫn không diệt hết được ký sinh trùng sốt rét. Với quy định nghiệm pháp thử nghiệm 28 ngày, việc phân loại được chia thành mức độ nhạy (S) và 3 mức độ kháng (RI, RII, RIII).
Ký sinh trùng sốt rét gây bệnh ở người có 4 chủng loại là Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae và Plasmodium ovale; sau này được bổ sung thêm chủng loại Plasmodium knowlesi là ký sinh trùng sốt rét ký sinh ở khỉ nhưng có khả năng lây nhiễm sang người. Khi nói đến sốt rét kháng thuốc, các nhà khoa học tại nước ta thường ám chỉ chủng loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum kháng lại với các thuốc điều trị thông thường đang sử dụng; chủng loại ký sinh trùng này chiếm tỷ lệ khá cao từ 70 - 90% trong cơ cấu ký sinh trùng gây bệnh. Đối với các chủng loại ký sinh trùng sốt rét khác, vấn đề kháng thuốc không đáng lo ngại vì những loại thuốc thông thường vẫn có đáp ứng tốt trong điều trị.
Muỗi truyền bệnh sốt rét cho con người
Muỗi truyền bệnh sốt rét cho con người
Thuốc sốt rét chống kháng
Theo thông tin báo động về tình trạng kháng thuốc xảy ra tại một số địa phương, ký sinh trùng sốt rét kháng chủ yếu với thuốc artemisinin hoặc artesunat đơn thuần và tỷ lệ kháng có xu hương tăng từ 16% lên đến 22%. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, nơi nào có tỷ lệ kháng thuốc trên 10% thì không nên dùng loại thuốc đó để điều trị vì không có hiệu quả. Đứng trước thực trạng tình hình sốt rét kháng thuốc xảy ra tại một số tỉnh như Bình Phước, Đăk Nông, Gia Lai, Quảng Nam... và có khả năng lan rộng sang những địa phương khác; trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét đã ban hành năm 2003, Bộ Y tế quy định cho sử dụng thuốc artesunat đơn thuần để điều trị sốt rét nhưng hướng dẫn được ban hành năm 2009 đã hủy bỏ quy định này. Theo đó, từ năm 2009, Bộ Y tế chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế trên cả nước không được sử dụng thuốc artesunat đơn thuần để điều trị sốt rét mà phải dùng thuốc phối hợp.
Thuốc phối hợp ở đây là thuốc có dẫn chất artemisinin, viết tắt tiếng Anh là ACT (artemisinin base combination therapy) như dihydroartemisinin phối hợp với piperaquin, tên biệt dược là arterakine hoặc CV artecan. Và cũng kể từ năm 2009, sau khi quy định này ban hành, Bộ Y tế đã khuyến cáo các cơ sở dược phẩm không sản xuất, kinh doanh và lưu hành thuốc artesunat viên đơn thuần; còn thuốc artesunat tiêm đơn thuần vẫn được sản xuất để sử dụng đối phó xử trí tình huống ban đầu trong các trường hợp sốt rét nặng và ác tính.
Trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét được Bộ Y tế ban hành năm 2009 và sau đó hướng dẫn năm 2013 đã quy định việc điều trị đặc hiệu để khắc phục tình trạng sốt rét Plasmodium falciparrum kháng thuốc một cách cụ thể bằng cách sử dụng thuốc điều trị ưu tiên (first line) và thuốc điều trị thay thế (second line). Vì vậy, khi đối diện bệnh nhân sốt rét do nhiễm Plasmodium falciparum có khả năng kháng thuốc, phải điều trị bằng thuốc ưu tiên phối hợp dihydroartemisinin-piperaquin (arterakine, CV artecan) 3 ngày kết hợp primaquin liều duy nhất cho tất cả các trường hợp dương tính để diệt thể giao bào chống lây lan. Trong quá trình theo dõi, nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm trong vòng 3 ngày đầu và còn ký sinh trùng sốt rét thì phải điều trị như sốt rét ác tính, nếu người bệnh xuất hiện lại ký sinh trùng sốt rét trong vòng 14 ngày sẽ điều trị bằng thuốc sốt rét thay thế. Thuốc điều trị thay thế gồm quinin dùng 7 ngày phối hợp với doxycyclin dùng 7 ngày; đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi, dùng quinin 7 ngày phối hợp với clindamycin dùng 7 ngày.
Để chuẩn bị đối phó với khả năng sốt rét kháng thuốc tiếp tục với các thuốc trên; hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành năm 2013 đã đề xuất sử dụng một số phác đồ phối hợp khác theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới như phác đồ artesunat phối hợp mefloquin, artemether phối hợp lumefantrin, artesunat phối hợp amodiaquin. Như vậy, các đơn vị dược phẩm nên sản xuất thuốc đã được phối hợp sẵn để tiện dụng, không nên sản xuất artesunat viên đơn thuần vì nếu dùng không phối hợp sẽ làm tăng thêm tỷ lệ kháng thuốc.
Mặc dù hiện nay có thông tin báo động về tình trạng sốt rét kháng thuốc nhưng thực tế đã có biện pháp khắc phục một cách cụ thể. Để hạn chế tình trạng sốt rét kháng thuốc có khả năng lan rộng, các cơ sở y tế phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét đã được Bộ Y tế ban hành.
Theo.suc khoe va doi song

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.