Cách giảm độc tố trong dưa, cà muối

Cách giảm độc tố trong dưa, cà muối là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưa, cà muối là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam.
Tuy nhiên, khi ăn cần hết sức cẩn thận để tránh độc tố có trong món ăn này.
Cách giảm độc tố trong dưa, cà muối
Để giảm độc tố trong dưa, cà muối, ngay trong quá trình chế biến bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.
Lựa chọn kĩ nguyên liệu muối dưa, cà để giảm độc tố
Chọn quả cà vừa phải, không quá già hoặc quá non bởi cà non muối sẽ bị mềm, cà già nhiều hạt ăn dễ bị hăng, không thơm. Nên chọn cà vừa phải, hạt cà màu trắng chứ ko vàng.Khi mua nguyên liệu muối dưa nên chọn rau sạch, không chứa các chất hóa học.
Cách giảm độc tố trong dưa, cà muối là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cách giảm độc tố trong dưa, cà muối là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Quá trình sơ chế, muối dưa, cà phải sạch sẽ để giảm độc tố trong dưa, cà muối
Cà mua về cần phơi nắng trong vòng 3-4 tiếng cho héo bớt mới tiến hành sơ chế. Cà bỏ núm, rửa sạch đem ngâm muối loãng trong vòng 30 phút để loại bỏ hết các chất độc còn sót lại trong quả cà rồi vớt cà, để ráo nước. 
Vại dùng để muối cà cũng phải vệ sinh sạch sẽ, tráng qua nước muối đun sôi để nguội. Với dưa muối, sau khi đã rửa sạch, bạn nên để ráo nước trước khi muối dưa.
Không ăn khi dưa, cà muối còn xanh
Cà đủ độ chín, vị chua mới mang ra sử dụng. Tránh ăn cà còn quá xanh bởi khi đó chất solanin vẫn còn nhiều, gây nguy hiểm.
Trong rau cải dùng để muối dưa có chất nitrit, khi chưa muối thì hàm lượng này tương đối thấp. Nhưng khi đem muối, trong vài ngày đầu, chất nitrit tăng lên do quá trình vi sinh đã khử nitrat có trong rau thành nitrit. 
Chất này sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng, nhưng nếu để dưa bị khú thì hàm lượng này lại tăng cao. Khi vào cơ thể, nitrit sẽ tác động với amin bậc hai có trong một số thức ăn như tôm, cá... đặc biệt là mắm tôm, tạo thành hợp chất nitroznamin, có khả năng gây ung thư trên người và động vật.
Vì thế, những người thích ăn dưa muối lúc còn hăng, cay, hoặc ăn dưa khú nên thay đổi khẩu vị để đảm bảo sức khoẻ.
Theo Alobacsi.vn

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.