Vị thuốc từ cây sim

Sim là loài cây quen thuộc thường mọc trên các đồi cây bụi hay đồng cỏ. Không chỉ là loại cây dại mà tất cả các bộ phận của cây sim đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. 
 
Cây sim là loại cây nhỏ, cao khoảng1-2m, lá đối nhau, hình bầu dục. Hoa sim 5 cánh sắc tím, quả hình tròn lúc chín màu tím sẫm, có vị ngọt và thơm. Các bộ phận của cây sim như: lá, quả, rễ thường dùng làm thuốc bổ huyết, bổ thận, bồi dưỡng cơ thể, chữa bỏng, tiêu chảy, đau lưng, phong thấp, nhức mỏi các khớp... Lá thu hái vào mùa hè, dùng tươi hoặc phơi khô. Quả chín hái vào mùa thu, thu hái về rửa sạch, để ráo rồi đồ chín, phơi khô, bảo quản để sử dụng. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch đất cát, thái nhỏ, phơi khô.
Một số đơn thuốc thường dùng:
Thuốc bổ huyết: Quả sim khô 12g, đậu đen (sao) 16g, sâm đại hành (sao thơm) 12g, lá dâu non (sao qua), sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc dùng: Quả sim khô 15 - 20g, rửa sạch, nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Công dụng: hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc, dùng thích hợp cho người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu do mất máu, thiếu máu do thai nghén, người yếu mệt sau khi ốm dậy.
 
Trị tiêu chảy do nhiệt: Nụ sim 10g, búp chè 12g, rửa sạch, sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trị tiêu chảy do lạnh: Nụ sim 10g, gừng tươi (nướng cháy sém vỏ ngoài) 10g, củ riềng 12g, củ sả 12g. Tất cả sao chín, sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị phong thấp, nhức mỏi khớp: Rễ sim 30g, rễ cỏ xước 10g, lá lốt 10g, thổ phục linh 12g, ngũ gia bì (hoặc thiên niên kiện) 12g, rễ tranh 10g, sắc với 750 ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Công dụng: khu phong, trừ thấp, hoạt lạc, dùng tốt cho người bệnh phong thấp, đau nhức mỏi các khớp xương, đau lưng.
Chữa bỏng nhẹ: Dùng một nắm lá sim, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đặc bôi lên vùng da bị bỏng nhẹ, có thể đắp cả bã, khô miếng này lại đắp miếng khác, có tác dụng giảm đau rát, làm vết bỏng khô nhanh và mau lành.
Ngoài ra, trong nhân dân còn thường lấy lá sim sắc lấy nước dùng rửa vết thương, vết loét ở ngoài da cho nhanh lành.
Chú ý: Trong lá và nụ sim có chứa nhiều chất chát (tannin) nên những người bị táo bón do nhiệt không nên dùng uống trong.
Theo Sức khỏe đời sống

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.