Ăn cơm sao cho đúng?

 Phân nửa dân số thế giới dùng gạo như là lương thực chính và nhiều nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này làm gia tăng mạnh lượng đường trong máu.

1
 

Tuy nhiên, theo giáo sư Jeyakumar Henry - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng Singapore (CNRC), việc lượng đường trong máu gia tăng khi ăn cơm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng gạo dùng, món ăn chung với nó và thậm chí là... cách ăn cơm.

Năm 2014, CNRC thực hiện một nghiên cứu ở món cơm gà, một món ăn khoái khẩu của người châu Á. Kết quả cho thấy chỉ số glycaemic (GI) của gạo trắng là 96 và khi được dùng chung với các thực phẩm khác như ức gà, dầu đậu phộng và rau cải, GI giảm còn 50.

Chỉ số GI được dùng để đánh giá khả năng mà một loại thực phẩm có thể gia tăng lượng đường huyết. GI dưới 55 được xem là tốt và trên 70 đồng nghĩa với nguy cơ cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ăn cơm với đậu hủ sẽ cho GI tốt nhất. Các thực phẩm nhiều đạm khác như thịt gà và cá cũng giúp giảm chỉ số GI.

Một kết quả thú vị từ CNRC là khi ăn cơm gà, nếu dùng nước xúp gà trước sẽ giúp giảm GI vì nước xúp gà có nhiều axit amin giúp kích thích việc sản sinh insulin, một hormone có tác dụng điều hòa đường huyết.

Các nghiên cứu khác của CNRC cũng cho thấy uống sữa bò hoặc sữa đậu nành sau bữa ăn cũng giúp giảm lượng đường trong máu.

Việc hàm lượng đường trong máu quá cao dễ dẫn đến bệnh tiểu đường và nhiều hệ lụy khác về sức khỏe. Theo thống kê của Bộ Y tế Singapore, hơn 25% dân số nước này bị tiểu đường. Do đó các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần ăn uống hợp lý để giảm chỉ số GI; điều này sẽ góp phần duy trì sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo Tuổi trẻ

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.