Yêu cầu Trung Quốc rút tàu Hướng Dương Hồng 10 ra khỏi vùng biển Việt Nam

Theo Trần Thường (Vietnamnet)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
Việt Nam giao thiệp nhiều lần với Trung Quốc khi tàu khảo sát của nước này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.

Chiều 25/5, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 cùng các tàu hải cảnh, tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thời gian gần đây.

Bà Phạm Thu Hằng cho biết, vừa qua, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Yêu cầu Trung Quốc rút tàu Hướng Dương Hồng 10 ra khỏi vùng biển Việt Nam ảnh 1

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng

Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với phía Trung Quốc và triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan phía Trung Quốc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, đóng góp vào việc phát triển quan hệ hai nước.

Theo truyền thông, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 với sự hộ tống của tàu hải cảnh và nhiều tàu cá Trung Quốc đầu tháng này hướng đến khu vực bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.