Yêu nhau trên đường ra trận

(Baonghean.vn) - Đường Trường Sơn không chỉ là nơi ghi dấu những chứng tích một thời đạn bom, một thời gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Chính trong bom đạn khốc liệt ấy, đã nảy sinh tình cảm đôi lứa, trong sáng và thơ mộng...
Những cô gái TNXP ở đường Trường Sơn. Ảnh tư liệu
Những cô gái TNXP ở đường Trường Sơn. Ảnh tư liệu

Đó là câu chuyện về 2 cựu TNXP, thương binh 4/4 Trần Văn Thân và Vũ Thị Liên (phường Trung Đô, TP.Vinh). Năm 1965, chàng thanh niên quê Hưng Khánh, Hưng Nguyên theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường gia nhập lực lượng TNXP. Lúc đó, ông là Đại đội phó Đại đội 3, có nhiệm vụ mở đường 20 Quyết thắng (Quảng Bình). Mưa bom, bão đạn với những lần tưởng chừng như thân mình hóa vào đất, vào đường.

Nhưng có hề gì, với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ông không nề hà bất cứ nhiệm vụ nào, luôn xung phong vào nơi hiểm nguy nhất. “Những năm tháng đó gian khổ lắm. Ban đêm, chạy đua với bom đạn san lấp hố bom, phá đá mở đường cho xe qua. Xong việc, về lăn ra ngủ, rồi tắm giặt, rồi ăn uống, rồi lại ra trận. Chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện yêu đương...”, ông kể.

Vợ chồng cựu binh Trần Văn Thân - Vũ Thị Liên sum vầy cùng các cháu. Ảnh: Thanh Phúc
Vợ chồng cựu binh Trần Văn Thân - Vũ Thị Liên sum vầy cùng các cháu. Ảnh: Thanh Phúc

Nhưng đúng là duyên số, trong những ngày hoa lửa ấy, chính nơi giặc Mỹ đánh phá ác liệt, tàn khốc ấy, ông đã gặp được một nửa yêu thương – cô TNXP, Tổng đài Thông tin Đội 25 Vũ Thị Liên, quê ở Ninh Bình và nên duyên vợ chồng.

“17 tuổi, tôi gia nhập Đội 33, TNXP Ninh Bình lên đường vào chiến trường. Sau thời gian tham gia mở đường giao thông, Vũ Thị Liên được phân công trực tổng đài của Đội 25.

Một ngày cuối năm 1968, trong một trận máy bay Mỹ oanh tạc, đang trên đường đi nối dây liên lạc bị đứt thì tôi trúng bom và ngất đi. Tỉnh dậy mới biết mình nằm trong trạm xá binh 1 đêm rồi, quay sang thấy một anh cao, gầy đang nhìn mình lo lắng. Anh kể cho tôi nghe sự việc bằng giọng khu 4 nằng nặng. Hóa ra, trên đường ra trọng điểm  chỉ huy anh em san lấp, nối đường thì gặp trận bom tọa độ quân Mỹ rải xuống. May mắn anh không bị thương. Đi một đoạn, anh gặp một người con gái ngất xỉu nên vội vã đưa vào Trạm xá Binh trạm cấp cứu...

Sau khi bình phục, cô TNXP Vũ Thị Liên trở lại công tác. Đội 23 của Trần Văn Thân nhập với Đội 25 của Vũ Thị Liên, hai người có cơ hội gần nhau hơn. Và tình cảm dần nảy nở... “Lúc đó, dẫu cùng một đơn vị, cùng làm nhiệm vụ trên một cung đường nhưng thời gian bên nhau không nhiều. Chỉ là gặp nhau lúc đi lấy nước, lúc giặt đồ hay những khi cả đội sinh hoạt văn nghệ. Tình cảm chôn chặt trong lòng, có chăng cũng chỉ là sự gửi trao qua ánh mắt nhìn. Nhưng đó chính là động lực để chúng tôi thi đua lao động, chiến đấu với niềm tin son sắt chiến tranh sẽ kết thúc, quân và dân ta sẽ chiến thắng, hòa bình lập lại và chúng tôi sẽ về chung một nhà”, bà Liên nhớ lại.

Đến năm 1971, một đám cưới đầm ấm, giản dị diễn ra tại khu vực đóng quân Km 54, đường 20 Quyết Thắng với những bông hoa rừng cắm vào thân cây chuối cùng ấm chè vối và ít bánh kẹo đãi khách.

Hoàn thành nhiệm vụ, họ về Vinh sinh sống. Lần lượt những đứa con ra đời, khó khăn, vất vả và thiếu thốn nhưng cả 2 người bằng tình vợ chồng, tình đồng đội, họ động viên nhau vượt qua tất cả, nuôi các con ăn học nên người. “Những lúc khó khăn nhất, hai vợ chồng lại nhớ về những ngày còn ở chiến trường, khi sự sống và cái chết kề trong gang tấc mà còn vượt qua được, huống chi thời bình. Cùng nhau trải qua những gian khổ trong chiến tranh nên khi về với cuộc sống đời thường, chúng tôi đã kề vai sát cánh cùng nhau vượt qua mọi thiếu thốn, vun đắp, xây dựng tổ ấm.

Giờ đây, khi tuổi đã cao, các con đã yên bề gia thất, hai vợ chồng ông bà có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, kết nối nghĩa tình đồng đội.

tin mới

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

(Baonghean.vn) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khu Di tích Kim Liên đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Nghệ An, đặc biệt trong ngày lễ Quốc khánh 2/9.

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh… 

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.