“Yêu thương không quản phận người”

(Baonghean.vn) - Đã một phần tư thế kỷ đi qua tưởng chừng chỉ là thoáng chốc, những cay đắng, khổ ải của cuộc đời cũng đã lùi vào dĩ vãng, chỉ có tình yêu thương của vợ chồng ông Yến là còn đọng mãi và lớn dần theo năm tháng. Nhưng, cũng không có nghĩa là cuộc sống đã hết những khó khăn, vất vả, bởi phía trước vẫn còn bao nỗi lo toan đang đợi chờ.

Một người phải gánh chịu sự nghiệt ngã của số phận khi 17 tuổi phải gắn chặt với chiếc giường vì hậu quả đáng tiếc của một vụ tai nạn. Một người lại gặp cảnh trắc trở, lận đận trong tình duyên và hôn nhân, tưởng chừng như mất hẳn niềm tin cuộc sống. Hai cảnh đời éo le ấy gặp nhau rồi nên duyên chồng vợ và đồng hành trên chặng đường.

Ngôi nhà nhỏ nhưng ấm cúng của vợ chồng ông Yến nằm cuối làng Nhân Hậu, xã Nam Sơn (Đô Lương), trong vườn trồng đầy rau quả tốt bời bời, cho thấy chủ nhân của mảnh vườn là người siêng năng.

Nhà của ông Nguyễn Hải Yến (SN 1959) ở cuối làng Nhân Hậu, xã Nam Sơn (Đô Lương - Nghệ An). Ngôi nhà không lớn, tiện nghi cũng không nhiều nhưng là tất cả sự nỗ lực của các thành viên trong gia đình. Ảnh: Tường Anh
Nhà của ông Nguyễn Hải Yến (SN 1959) ở cuối làng Nhân Hậu, xã Nam Sơn (Đô Lương - Nghệ An). Ngôi nhà không lớn, tiện nghi cũng không nhiều nhưng là tất cả sự nỗ lực của các thành viên trong gia đình. Ảnh: Tường Anh
Ông Nguyễn Hải Yến (SN 1959) nằm trên giường, trùm lên người chiếc chăn mỏng, đầu gối lên chiếc đòn bằng gỗ khá cao. Người đàn ông mắc chứng bại liệt ấy dùng hết sức lực để trở mình vào phía bức tường, ở đó có gắn một vòi nước. Ông Yến lấy chiếc can nhựa, đôi bàn tay co quắp vặn vòi, hứng nước rồi vo gạo nấu cơm bằng nồi điện, các thao tác được thực hiện một cách thuần thục.
Ông chia sẻ: “Hôm nay vợ có việc phải ra đồng, chắc về muộn nên tôi nói bà ấy chuẩn bị sẵn gạo để tự nấu cơm trưa, khi về thì cơm đã sẵn, chỉ còn nấu thức ăn”.

Vừa nằm trên chiếc giường nhỏ, ông Yến kể về cuộc đời mình, về chuyện tình yêu của ông bà và cuộc sống gia đình trong suốt 25 năm qua. Năm 17 tuổi, ông Yến đang học lớp 8/10, ngày ấy ông nổi tiếng học giỏi và chữ đẹp. Ngày nghỉ, ông ở nhà giúp bố chặt tre làm bờ rào, bỗng dưng một cây tre bị đổ, gốc cây đâm vào lưng đau điếng. Do chủ quan, không đi khám và chữa trị kịp thời, vết thương bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến xương khớp, dẫn đến kết quả đốt sống lưng bị tổn thương, ông bị bại liệt toàn thân, chân tay bị co rút, phải nằm một chỗ đến suốt đời.

Bạn bè lứa tuổi thanh niên thường đến nhà ông Yến chuyện trò, động viên và giúp ông khuây khỏa phần nào. Những khi có hội trại hay phong trào cổ động, mọi người thường nhờ ông Yến viết và cắt, dán băng rôn, khẩu hiệu, ai cũng phải trầm trồ trước sự khéo léo của đôi bàn tay co quắp, tật nguyền. Tiếng lành đồn xa, một người con gái xã bên viết thư làm quen, lâu dần hai người nảy sinh “tình ý”.

Nhưng phía gia đình cô gái kịch liệt phản đối, và cô gái ấy cũng không đủ bản lĩnh để vượt qua rào cản gia đình. Người thanh niên tật nguyền thêm một lần thất vọng, những mộng ước tương lai tan vỡ…

Ông Nguyễn Hải Yến. Ảnh: Tường Anh
Ông Nguyễn Hải Yến. Ảnh: Tường Anh
Mấy năm sau, qua mai mối của người thân, ông Yến và bà Dần có dịp gặp nhau. Bà Dần quê ở xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn), là người gặp cảnh long đong trong chuyện tình duyên khi cưới chồng khá nhiều năm nhưng trong nhà vẫn chưa có tiếng khóc, cười của con trẻ. Không đủ kiên nhẫn để chờ đợi, chồng cũ của bà đã tìm mọi cách để ly hôn, bà trở thành kẻ bơ vơ giữa cuộc đời, không còn chút niềm tin...

Cho đến khi gặp người đàn ông tật nguyền, cuộc đời chỉ gắn với chiếc giường, người phụ nữ bất hạnh bắt đầu có một cái nhìn khác về cuộc sống. Từ nỗi thương cảm đến tình yêu thương, bà Lê Thị Dần nhận lời cầu hôn, cho dù người thân, bạn bè ra sức can ngăn. Tình yêu luôn có lý lẽ riêng, bà Dần nghĩ cần có người bạn đời để chia sẻ tâm tình, cho dù cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn, vất vả, cho dù có thể sẽ không có được những đứa con.

Ông Nguyễn Hải Yến hạnh phúc, mừng vui lắm. Lễ thành hôn được tổ chức vào năm 1993, và ngay trong năm đó con gái đầu lòng của họ cất tiếng khóc chào đời. Mấy năm sau, bà Dần sinh tiếp 1 gái và 1 trai nữa. Chồng nằm một chỗ, các con còn nhỏ dại, một mình bà Dần quần quật với ruộng đồng, nương bãi để lo cái ăn hàng ngày, có lúc gia đình rơi vào cảnh túng quẫn. 

Đôi tay bị co quắp nhưng ông Yến vẫn đan những chiếc nan và bện sợi dây mây một cách thuần thục. Ảnh: Tường Anh
Đôi tay bị co quắp nhưng ông Yến vẫn đan những chiếc nan và bện sợi dây mây một cách thuần thục. Ảnh: Tường Anh
Thương vợ sống trong cảnh “nuôi đủ 3 con với 1 chồng”, ông Yến quyết định hành nghề đan lát để phụ giúp. Đôi bàn tay co quắp ban đầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc vót nan, chẻ sợi, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã trở nên thuần thục. Những chiếc rổ, rá, kiềng… được ông Yến đan vừa chắc, vừa đẹp, người trong làng, trong xã thường đến đặt mua, giúp ông có thêm nguồn thu nhập.
Bên cạnh đó, nhờ sự sẻ chia, giúp đỡ về cả tinh thần và vật chất của cộng đồng, nhất là những nhà hảo tâm, những khó khăn trong cuộc sống dần vơi đi.
Hiện tại, con gái đầu của ông bà đã lập gia đình và sinh hai con, con gái thứ hai tốt nghiệp đại học và cũng đã lấy chồng, sinh con. Cậu con trai út đang học nghề tại thành phố Vinh, ông bà lại trở về “thời son rỗi”.
Phần tư thế kỷ đi qua tưởng chừng chỉ là thoáng chốc, những cay đắng, khổ ải của cuộc đời cũng đã lùi vào dĩ vãng, chỉ có tình yêu thương đọng mãi và lớn dần theo năm tháng. Nhưng không có nghĩa là cuộc sống đã hết những khó khăn, vất vả, bởi phía trước vẫn còn bao nỗi lo toan đang đợi chờ.
Trong 25 năm qua, ông Yến có người phụ nữ luôn ở bên để chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Đó là bà Lê Thị Dần (SN 1962), người tự nguyện nhận lời làm vợ người đàn ông tật nguyền. Ông bà có 3 người con (2 gái, 1 trai) và hiện đã có 3 cháu ngoại. Ảnh: Tường Anh
Trong 25 năm qua, bà Lê Thị Dần (SN 1962) tự nguyện nhận lời làm vợ người đàn ông tật nguyền, luôn ở bên để chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Ảnh: Tường Anh
Gần trưa, bà Lê Thị Dần (SN 1962) - vợ ông Yến khẽ đẩy cánh cổng bước vào sân, tay cầm chiếc giỏ chứa đầy những con cua đồng. “Ông ấy bảo lâu ngày không ăn canh cua thấy nhớ, thấy thèm nên sáng nay tôi ra đồng bắt về một ít để nấu canh” - bà Dần giải thích. Vừa bước vào nhà, người phụ nữ ấy liền bắt đầu với công việc nấu nướng, chỉ một lúc sau mùi canh cua đã bắt đầu tỏa ra khắp ngôi nhà nhỏ.
“Đến nay, vẫn còn nhiều người chê tôi là dại, là không bình thường khi nhận lời làm vợ ông ấy. Nhưng tôi bằng lòng với những gì mình đã và đang có được và nghĩ quả thực hạnh phúc vô cùng giản dị, là những thứ mình đang có trong tầm tay” - bà vừa chuyện trò vừa xới cơm đưa tận tay ông, ánh mắt ngời lên trìu mến.

tin mới

Đến Pù Luông, nghĩ về Pù Mát

Đến Pù Luông, nghĩ về Pù Mát

(Baonghean.vn) - Giàu tính đa dạng sinh học, nhiều danh thắng và lắm điểm đến kỳ thú, hấp dẫn, nên danh tiếng Vườn Quốc gia Pù Mát đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Vậy nhưng, Pù Mát như chưa được “đánh thức” như Pù Luông của tỉnh bạn Thanh Hóa. 

Báu vật xanh ở Na Hang

Báu vật xanh ở Na Hang

(Baonghean.vn) - Chúng tôi ghé bản Na Hang, xã biên giới Mai Sơn (Tương Dương), được cán bộ, người có uy tín của bản dẫn đi thăm rừng đinh hương nguyên sinh với hàng trăm gốc vươn mình đón nắng.

Xuân trên tuyến đảo Tây Nam

Xuân trên tuyến đảo Tây Nam

(Baonghean.vn) - Gần một tuần rong ruổi theo hải trình ghé các tuyến đảo Tây Nam, được đặt chân lên những Hòn Đốc, Hòn Chuối, Hòn Khoai, được ngắm bãi biển dài xanh mướt ở Nam Du, rồi tận mắt thấy, tận tai nghe những mẩu chuyện giản dị ở Thổ Chu, lòng chúng tôi lại ấm áp đến lạ. 

Giữ hộ nghèo cho kẻ khó...

Giữ hộ nghèo cho kẻ khó...

(Baonghean.vn) - Trong biểu kết quả thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ phường Hồng Sơn (TP. Vinh) vừa được BTV Tỉnh ủy tặng Cờ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu” năm 2019 - 2023, tôi bất chợt nhận ra sự “lạ” ở mục “Giảm tỷ lệ hộ nghèo”, từ năm 2020 đến năm 2025 duy trì con số 0,065%!

Vùng quê ở Nghệ An đi ăn đám cưới không cần bỏ phong bì

Vùng quê ở Nghệ An đi ăn đám cưới không cần bỏ phong bì

(Baonghean.vn) - Tại một vùng quê ở huyện Diễn Châu, mỗi gia đình dù có bao nhiêu con thì cũng chỉ tổ chức đám cưới nhận phong bì của khách 1 lần. Những đứa con còn lại trong nhà, vẫn tổ chức mời khách ăn uống, nhưng tuyệt đối không nhận phong bì mừng cưới từ khách.

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Báu vật giữa rừng già

Báu vật giữa rừng già

(Baonghean.vn) -Trong cái thâm u và những mảnh ánh sáng yếu ớt của tiết trời mùa Đông rót xuống qua kẽ lá, tôi dựa lưng vào tấm thân xù xì nhưng ngào ngạt hương của cây sa mu cổ thụ, chợt nhận thấy mình thật bé nhỏ…

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

(Baonghean.vn) - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 là công trình trọng điểm quốc gia, nếu vì việc khiếu nại không có sơ sở mà thu hẹp quy mô sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động GTVT, tác động tiêu cực đến môi trường phát triển kinh tế và suy giảm niềm tin của người dân đối với địa phương.

Người giỏi ở Piêng Mựn

Người giỏi ở Piêng Mựn

(Baonghean.vn) - Piêng Mựn hiểu theo tiếng Thái là một vạt đất bằng và trơn, nằm ở cửa khe nơi thượng nguồn dòng Nậm Nơn. Đây là bản duy nhất trong 9 bản thuộc xã biên giới Mai Sơn (Tương Dương) có phụ nữ làm “thủ lĩnh”. Đó là chị Kha Thị Hoa, nữ trưởng bản được địa phương, người dân tin mến.

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

(Baonghean.vn) - Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều đổi mới, bám sát thực tiễn cuộc sống, vì mục tiêu kiến tạo phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

(Baonghean.vn) - Xã rẻo cao Tây Sơn không chỉ hấp dẫn bởi khung cảnh yên bình của những mái nhà sa mu cổ hàng trăm năm tuổi hay suối Hồng Cốc với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mát mẻ giữa ngàn xanh rừng pơ mu, sa mu; mà còn hút khách xa bởi bản sắc văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ...

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

(Baonghean.vn) - Cấp ủy, chính quyền phường Vinh Tân (TP. Vinh) lập kế hoạch, phấn đấu hết năm 2023 sẽ hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 5 hộ gia đình. Đến ngày 2/11, sau lễ khánh thành bàn giao nhà cho hộ cụ Trần Thị Danh, phường đã hoàn thành được nhiệm vụ đề ra.

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngược miền Tây xứ Nghệ, trong tiết trời Thu dịu nhẹ, chúng tôi ghé thăm bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - nơi duy nhất của cả nước có đồng bào Ơ Đu sinh sống; được thấy, được nghe về những điều mới mẻ trong nếp nghĩ, cách làm của cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Người giám sát

Người giám sát

(Baonghean.vn) - Với chất giọng vùng Nghi Lộc không thể lẫn, anh Nguyễn Xuân Văn - Phó Chủ tịch MTTQ, Trưởng ban Giám sát đầu tư cộng đồng xã Nghi Thái, chân thành dốc hết tâm can về công tác giám sát, những khó khăn và cả kinh nghiệm bản thân đúc rút được từ thực tế công tác.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Chung cư D2 được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng từ thập kỷ 80, của thế kỷ trước. Đây là một trong những chung cư "già nua" nhất còn tồn tại ở thành phố Vinh, trên địa bàn phường Quang Trung

Vinh - thời gạch vụn

(Baonghean.vn)- Vườn hoa Lê Mao ngày nay, xưa kia là một con đường trũng. Chính bọn học trò chúng tôi đã khiêng gạch vụn về đổ đầy con đường đó, rồi đắp đất lên trồng hoa, làm thành vườn hoa ngay từ ngày ấy.

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

(Baonghean.vn) - Vụ việc các hộ thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tây Hiếu (TX. Thái Hòa) phải đổ bỏ hàng trăm tấn đu đủ chín do doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm đột ngột thông báo dừng thu mua, đã gây cú “sốc” cho các nông hộ.

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

(Baonghean.vn) -Về với xã Châu Lý - đất mường Choọng xưa, là địa bàn khó khăn của huyện miền núi Quỳ Hợp, đến đâu cũng nghe náo nức chuyện hiến đất, mở đường, phát triển cây nguyên liệu, làm du lịch cộng đồng. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã giúp xã nghèo khởi sắc, đưa ấm no về với đồng bào.

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

(Baonghean.vn) - Từ năm 2017, vùng Đảo Chè các xã Thanh An, Thanh Thịnh ra đời cùng một đại dự án 1.532 tỷ đồng do Cienco4 làm chủ đầu tư, mà đến nay đã 6 năm trôi qua đại dự án đó vẫn nằm im trên giấy trong sự ngóng đợi của cán bộ, nhân dân huyện Thanh Chương...

Tươi mới Na Ngoi

Tươi mới Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Chớm Thu, lên với xã biên giới Na Ngoi ( Kỳ Sơn), không chỉ mê đắm bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, mà còn ấn tượng bởi những màu sắc tươi mới từ những vườn dược liệu, vườn đào, rẫy gừng và những ruộng lúa nước mơn mởn xanh.

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

(Baonghean.vn) - Sau Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013, Bộ Chính trị đã tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt với quê hương Bác Hồ bằng việc ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 về xây dựng, phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.