Chính sách hạt nhân của Mỹ và Nga nguy hiểm tương đương Triều Tiên

Lan Hạ ((Theo Bangkok Post))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Bà Beatrice Fihn, Giám đốc Điều hành Chiến dịch quốc tế giải trừ vũ khí hạt nhân (ICAN), lên tiếng cảnh báo sự chuyển dịch gần đây trong chính sách vũ khí hạt nhân tại Mỹ và Nga, gồm có việc nâng cấp, hiện đại hóa và gia tăng kho vũ khí, có mức độ nguy hiểm tương đương với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.
Ảnh
Bà Fihn hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP

Bà Fihn đã hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Mỹ và Triều Tiên, trong đó Washington hy vọng sẽ thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình.

Tuy nhiên, bà cho rằng, cần có sự tập trung hơn nữa vào mối đe dọa do Mỹ và các nước sở hữu vũ khí hạt nhân truyền thống khác gây ra. Theo bà, các quốc gia này gần đây đã tiến hành "các hoạt động leo thang đầy nguy hiểm”.

Phát biểu với báo giới tại Geneva, bà Fihn nói: “Các chính sách hạt nhân mới của Mỹ và Nga, cụ thể tăng cường kho vũ khí và sản xuất thêm nhiều loại vũ khí hạt nhân hữu dụng hơn, đánh dấu các thay đổi rất nguy hiểm. Tôi cho rằng các chính sách này có mức độ nguy hiểm tương đương với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên”. 


 5 trong số 9 nước sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới, gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ, là các bên tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), sẽ là các bên chịu sự rà soát sơ bộ tại Geneva vào tuần tới.

Tuy nhiên, bà Fihn nhận xét, 5 nước này rõ ràng không tôn trọng cam kết được nêu trong hiệp ước, và đều tham gia vào quá trình hiện đại hóa kho vũ khí cũng như biến vũ khí hạt nhân thành bộ phận trung tâm cấu thành nên chiến lược quốc phòng của họ.

Ví dụ, Washington gần đây quyết định nâng cấp kho vũ khí hạt nhân và bổ sung các loại bom “chiến lược” kích cỡ lớn với các loại vũ khí “chiến thuật” nhỏ hơn, để dễ dàng sử dụng hơn. Bà Fihn cũng bày tỏ thận trọng trước việc liệu Triều Tiên sẽ sẵn sàng đưa ra nhượng bộ gì trong cuộc gặp với Mỹ sắp tới, bởi theo bà sẽ “rất khó” để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân./.

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.