Mỹ lợi dụng vụ tấn công hóa học tại Syria để tăng thống trị Trung Đông?

Lan Hạ (Theo Press TV)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Căng thẳng ở Syria đang ở mức báo động cao, khi các bên tham chiến liên tục đe dọa tiến hành các hành động quân sự ở quốc gia Trung Đông này liên quan tới vụ tấn công hóa học.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Mỹ, vốn được các đồng minh ủng hộ, đang đặt cược vào phương án đáp trả quân sự đối với vụ tấn công bằng khí độc mà các lực lượng chính quyền Syria bị cáo buộc thực hiện, trong khi Damascus xem đây chỉ là một sự thêu dệt để làm chậm đà tiến của họ. Trong khi đó, Nga cũng cảnh báo tiến hành cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria, khẳng định nước này sẽ không ngần ngại đáp trả.

Trước các diễn biến căng thẳng nêu trên, ông Marcus Papadopoulos, Tổng biên tập tạp chí Politics First tin rằng, không có bằng chứng chứng tỏ Damascus đứng sau vụ tấn công hóa học tại Douma, đồng thời cho rằng Mỹ và các đồng minh đang lợi dụng câu chuyện này làm cái cớ để gia tăng sự thống trị tại Trung Đông.

Chuyên gia này nhận định: “Việc Mỹ và các đồng minh cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học tại Douma là hành động cực kỳ nghiêm trọng, và tôi ủng hộ quyết định của Nga và chính quyền Syria mời các thanh sát viên từ Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW). Đây là việc làm có trách nhiệm, bởi điều này phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, Mỹ và các đồng minh, nhất là Anh, lại tự coi họ là thẩm phán, bồi thẩm đoàn và người thực thi. Họ không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào để củng cố giả thuyết là chính quyền Syria  sử dụng vũ khí hóa học... Do đó chúng ta cần cực kỳ thận trọng về những gì Mỹ và Anh đang tuyên bố”.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, các cáo buộc của Mỹ nhằm vào Syria có thể kích động một cuộc xung đột với Nga, từ đó có thể leo thang thành một cuộc chiến hạt nhân và nhấn chìm toàn bộ hành tinh.

Nhà phân tích này khẳng định thực tế, Syria đã tiêu hủy kho vũ khí hóa học của nước này. Do đó, việc chỉ trích nên nhằm vào các tổ chức khủng bố khác nhau, vốn đang âm mưu đẩy Mỹ vào cuộc xung đột tại Syria. Ông Papadopoulos cho rằng, việc Mỹ can dự vào cuộc chiến tại Syria là nhằm mục đích chấm dứt tầm ảnh hưởng và sức mạnh của Nga ở Trung Đông. Do đó, Nga cần phản ứng trước bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Mỹ tại Syria, bởi nếu không, sự tín nhiệm của Moskva sẽ bị suy yếu trên thế giới và cánh cửa sẽ rộng mở cho Mỹ can thiệp trực tiếp hơn nữa tại Syria.

Trong khi đó, ông Brent Budowsky, nhà báo chuyên trách của tạp chí The Hill nhận định, Mỹ “không bao giờ đứng một mình” trong việc duy trì lập trường cáo buộc chính phủ Syria đứng sau vụ tấn công hóa học tại Douma.

Chuyên gia này nói: “Mỹ đang cùng với nhiều nước ở châu Âu và kể cả Trung Đông chỉ trích Syria. Đây không phải vấn đề của việc vội vã kết luận, mà vấn đề là các chuyên gia quốc tế lâu nay vẫn tin rằng điều đó do Syria gây ra”. Ông Budowsky bày tỏ hoài nghi về khả năng Mỹ sẽ rút khỏi Syria, dự đoán Washington sẽ can dự vào một hình thái trả đũa quân sự nào đó, sau khi áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moskva và Damascus./.

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.