Ngư dân được hỗ trợ 100 triệu đồng khi khai thác vùng biển Hoàng sa, Trường Sa

(Baonghean.vn) - Trước nhu cầu của bà con ngư dân mong muốn vươn khơi ra những ngư trường lớn để khai thác hải sản, huyện Quỳnh Lưu tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ 100 triệu đồng cho mỗi chuyến biển tham gia đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngư dân xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) chuẩn bị ngư lưới cụ tham gia đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa. Ảnh: Như Thủy
Ngư dân xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) chuẩn bị ngư lưới cụ tham gia đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa. Ảnh: Như Thủy

Theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13-7-2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khai thác biển xa, mỗi tàu cá có lộ trình đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa được quét qua hệ thống định vị vệ tinh sẽ được hỗ trợ tiền mặt lên đến 100 triệu đồng/ mỗi chuyến biển. Ngoài ra đối với các tàu chưa có máy định vị được trang bị miễn phí 1 bộ máy Icom.

Cùng với đó, huyện khuyến khích các xã vùng biển thành lập các đội tàu cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá làm nhiệm vụ tiếp tế ngư lưới cụ, xăng dầu, đá lạnh cho đội tàu khai thác xa bờ; đồng thời thu mua vận chuyển hải sản về đất liền tiêu thụ.

Với những chính sách có lợi cho ngư dân nên đầu năm 2018 đã có 68 tàu công suất lớn của ngư dân các xã Quỳnh Nghĩa, Tiến Thủy, Quỳnh Thuận, Quỳnh Long và Sơn Hải đăng ký tham gia đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngư dân Quỳnh Lưu được cán bộ Đồn biên phòng hưỡng dẫn cách sử dụng bản đồ để khai thác đúng luật biển. Ảnh: Như Thủy
Ngư dân Quỳnh Lưu được cán bộ Đồn biên phòng hướng dẫn cách sử dụng bản đồ để khai thác đúng luật biển. Ảnh: Như Thủy
Ông Bùi Xuân Trúc - Phó Trưởng phòng NN & PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Năm 2018, huyện Quỳnh Lưu tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ tiền xăng dầu cho các tàu cá đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa và Trường sa. Mỗi tàu cá trên 400 CV được hỗ trợ 100 triệu đồng, tàu từ 300 CV đến dưới 400 được hỗ trợ 70 triệu đồng/chuyến biển. Huyện sẽ trang bị 1 máy định vị Icom cho mỗi tàu cá đăng ký tham gia, thiết bị này sẽ được kết nối với Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận để xác định tọa độ di chuyển của phương tiện, nếu vệ tinh báo vị trí tàu đang khai thác ở vùng đánh cá chung Hoàng Sa và Trường Sa thì sau khi cập cảng chủ tàu sẽ được hỗ trợ ngay tiền mặt.

Tính đến thời điểm này, toàn huyện Quỳnh Lưu có hơn 1.300 phương tiện tàu thuyền tham gia khai thác hải sản tại các vùng đánh cá chung. Trong đó có 450 phương tiện có công suất từ 400 CV trở lên đủ điều kiện vươn khơi khai thác ở vùng biển lớn như Vịnh Bắc bộ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đầu năm 2018, huyện Quỳnh Lưu có nhiều tàu cá công suất lớn đăng ký đánh bắt tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Như Thủy
Đầu năm 2018, huyện Quỳnh Lưu có nhiều tàu cá công suất lớn đăng ký đánh bắt tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Như Thủy

Ngư dân Đào Văn Tuyền - chủ tàu cá NA 94668 TS ở xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu) chia sẻ: "Nắm bắt được chính sách, anh em lao động đã động viên tôi đăng ký ngay. Bởi khi tham gia chương trình này xác định sẽ không bao giờ phải lỗ tiền dầu. Ngư dân ra khơi đánh được nhiều cá thì thu nhập tăng lên, không phải lo tính toán lỗ, lãi. Nhưng cái quan trọng là khi Nhà nước đã quan tâm cho vay vốn đóng tàu to, hỗ trợ tiền dầu thì ngoài khai thác kinh tế, chúng tôi xác định vươn khơi còn để góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo".

Chính vì vậy, liên tiếp nhiều nghị định của Chính phủ như Nghị định 17, Nghị định 67 và những chính sách của trung ương, tỉnh, huyện  đã tiếp thêm sức mạnh cho ngư dân bám biển.

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….