10 địa điểm mang dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, còn gì thú vị hơn việc được đặt chân đến 10 địa điểm đã từng lưu dấu hình ảnh của Bác trên khắp cả nước.

1. Làng Sen - Quê nội Bác Hồ:

Làng Sen có tên chữ là Kim Liên (Bông Sen Vàng). Sau luỹ tre xanh là ngôi nhà lá 5 gian đơn sơ, mộc mạc của gia đình cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khoa thi hội năm Tân Sửu (1901) ông Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng, theo tập tục của địa phương và nguyện vọng của dân làng, ông cùng các con rời làng Chùa (Hoàng Trù) về sống tại làng Sen quê nội. Ngôi nhà này là do bà con làng Sen quyết định xuất quỹ công dựng để mừng ông Phó bảng. Tất cả cây cối trong vườn cũng đều do dân làng trồng cho.

Giáo viên và học sinh Trường Mầm non Hưng Chính (TP.Vinh) về thăm Làng Sen quê Bác. 	 	Ảnh: Thành Cường
Giáo viên và học sinh Trường Mầm non Hưng Chính (TP.Vinh) về thăm Làng Sen quê Bác. Ảnh: Thành Cường

Đến với Làng Sen, du khách vừa được chiêm ngưỡng cảnh làng quê điển hình của Việt Nam đồng thời chứng kiến những kỷ vật thiêng liêng gắn bó một thời của Hồ Chủ Tịch, người cha già của dân tộc Việt Nam, một danh nhân của thế giới.

2. Làng Hoàng Trù - quê ngoại  Bác Hồ

Các em xúc động nghe kể về những ngày thơ ấu của Bác ở làng Hoàng Trù quê ngoại.
Các em xúc động nghe kể về những ngày thơ ấu của Bác ở làng Hoàng Trù quê ngoại.

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh đi theo khoảng 15 km về phía tây. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đây cũng là nơi gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của Bác, cùng câu chuyện cảm động về những bậc sinh thành.

Cụm di tích Hoàng Trù lung linh trong đêm cầu truyền hình
Cụm di tích Hoàng Trù 

Cụm di tích Hoàng Trù bao gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép – ông bà ngoại của Bác Hồ; ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân; và ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ. Cụm di tích Hoàng Trù là một quần thể rộng 7 sào Trung Bộ (khoảng 3.500m2), mang đậm dấu ấn làng quê Việt.

2.   Thương cảng – Nơi Bác bắt đầu cuộc sống mưu sinh

Thương cảng Sài Gòn năm 1860
Thương cảng Sài Gòn xưa.
...đã trở hành cảng Sài Gòn hiện đại ngày nay.
...đã trở hành cảng Sài Gòn hiện đại ngày nay.

Đây là nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành hàng ngày rao bán báo để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động trong những tháng ngày trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Thương cảng được đổi tên thành Cảng Sài Gòn vào năm 1975 trước đây là tổ hợp thương cảng rộng lớn gồm khu vực Hàm Nghi, Nhà Rồng, Khánh Hội và chợ cá.

 4.   Ngôi nhà Bác từng ở tại Sài Gòn

Mặt tiền căn nhà số 5 Châu Văn Liêm
Mặt tiền căn nhà số 5 Châu Văn Liêm.
 và bàn thờ Bác tại đây.
và bàn thờ Bác tại đây.

Đó là căn nhà số  5 đường Châu Văn Liêm (P.14,Q.5,TP.HCM) – là nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ở 9 tháng trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Căn nhà được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và hiện tại là địa điểm du lịch nổi tiếng cho khách tham quan.

5. Bến Nhà Rồng - Nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước 

Bến Nhà Rồng xưa...
Bến Nhà Rồng xưa...
Bến Nhà Rồng ngày nay.
Bến Nhà Rồng ngày nay.

Không đâu xa lạ đây là nơi bạn nên đặt chân đến đầu tiên nếu muốn tìm lại kí ức về nơi Bác đã ra đi tìm đường cứu nước từ con tàu Latouche-Tréville. Bến Nhà Rồng và nay được biết đến là Bảo tàng Hồ Chí Minh – nơi lưu giữ rất nhiều những hiện vật về Bác, nơi khởi đầu cho khát vọng cứu nước của người thanh niên ái quốc Nguyễn Tất Thành.

6. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

Suối Lê Nin
Suối Lê Nin

Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 - 1945. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho các cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ, Địa dư Cao Bằng; tài liệu huấn luyện quân sự: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu...

7. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang - Nơi Bác viết Tuyên ngôn độc lập
Nhiều năm nay, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, đã trở thành một trong các điểm di tích tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang năm xưa
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang năm xưa

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở ngôi nhà 48 Hàng Ngang từ ngày 25/8/1945 đến 2/9/1945. Tại đây, Người đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Đây là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu bước phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Từ năm 1970, ngôi nhà 48 Hàng Ngang được dành làm nơi lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1979, ngôi nhà được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

Hiện tại, ngôi nhà đang lưu giữ nhiều hình ảnh và kỷ vật giản dị về Bác Hồ.Ngôi nhà 48 Hàng Ngang thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nằm trong khu phố cổ buôn bán sầm uất, có cửa sau thông ra 35 phố Hàng Cân.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang hiện nay đã trở thành di tích lịch sử quốc gia.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang hiện nay đã trở thành di tích lịch sử quốc gia.

8. Nhà sàn Bác Hồ tại Hà Nội

Là một trong những địa điểm tham quan tại Hà Nội mang tính văn hóa, in đậm dấu ấn lịch sử, nhà sàn Bác Hồ là nơi Bác sống và làm việc lâu đời nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng.

Nhà sàn Bác Hồ tại Hạ Nội.
Nhà sàn Bác Hồ tại Hạ Nội.
Khu di tích cũng là nơi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức các cuộc đón tiếp các đoàn khách quốc tế, gặp gỡ đại biểu nhân dân Việt Nam - See more at: http://cinet.vn/articledetail.aspx?sitepageid=539&articleid=24919#sthash.TtC2jHE9.dpuf
Khu di tích cũng là nơi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức các cuộc đón tiếp các đoàn khách quốc tế, gặp gỡ đại biểu nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, nhà sàn Bác Hồ được coi là điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế nhưng có lẽ quan trọng hơn cả chính  là tâm hồn của Bác, tình yêu thương của Bác đã biến nơi này đến nay không chỉ là một nơi du lịch mà còn là một chuyến đi trở về kí ức, trở về thời đại cũ của một con người  hết lòng vì dân, vì nước.Nhà sàn Bác Hồ là một di tích lịch sử thuộc khuôn viên của Lăng Bác ở Hà Nội. Ngôi nhà có chiều dài 10,5m; chiều rộng 6,2m. Cả ngôi nhà có tất cả 2 tầng. Tầng trên gồm 2 phòng. Tầng dưới chủ yếu làm nơi tiếp khách. 

9. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Mỗi ngày có hàng trăm ngàn lượt khách đến viếng lăng Bác Hồ trong thời gian mở cửa
Mỗi ngày có hàng trăm ngàn lượt khách đến viếng lăng Bác Hồ trong thời gian mở cửa.
Thời gian mở cửa những ngày lễ Lăng Bác Hồ đẹp lung linh
Thời gian mở cửa những ngày lễ Lăng Bác Hồ đẹp lung linh.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước . Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân", quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.

10. Quảng trường Hồ Chí Minh ở Nghệ An

Công trình tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh nằm trên địa bàn phường Trường Thi, Bắc giáp đường Hồ Tùng Mậu, Đông giáp đường Trường Thi, Nam giáp đường Trần Phú (QL IA). Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được mô phỏng từ hình ảnh Bác Hồ về thăm quê.Mặt tượng ngoảnh mặt về hướng Đông Bắc, thuận theo hướng ánh sáng tự nhiên, tôn thêm vẻ uy nghi hoành tráng khắc họa rõ hình dáng Bác: bước đi, vẻ mặt, ánh nhìn...

 Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh đã trở thành một điểm văn hóa quan trọng thu hút ngày càng đông nhân dân thành phố, du khách trong tỉnh, trong nước và thế giới quây quần bên Người thăm quan, vui chơi, tổ chức lễ hội

Thanh Thủy

(tổng hợp)

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.