(Baonghean.vn) - Trong số những loài động vật có độc tố cực mạnh tồn tại trong thiên nhiên thì lượng độc của một con cá nóc có thể giết chết 30 người cùng lúc. Dưới đây là danh sách một số loài động vật mà độc tố của nó có thể gây chết người:
» Bé trai 6 tuổi suýt chết vì bị bạch tuộc cắn
|
Cá nóc: Tại Việt Nam, người ta đã tiến hành phân tích độc tố của 35 loài, trong đó, cá nóc chuột vân bụng (tên khoa học là Arothron hispidus) là một trong 10 loài cá nóc có độc tính mạnh nhất. Theo các nhà khoa học, chỉ cần một con cá nóc mang nọc độc thôi cũng đủ khả năng tiêu diệt 30 người cùng lúc. Trong thịt cá nóc có chứa chất cực độc Tetrodotoxin. Chất độc này nằm trong nội tạng của cá nóc, đặc biệt là tại gan và buồng trứng và thậm chí là cả da.
|
|
Rắn biển (đẻn): được xem là loài rắn độc bậc nhất tại Việt Nam, đặc biệt là loài đẻn kim (đầu của chúng nhỏ như mũi kim đan). Nọc độc của đẻn kim mạnh gấp hàng trăm lần rắn hổ. Chỉ một phát cắn của nó có thể làm con người mất mạng sau nửa giờ. Ngoài ra, các loại rắn có nọc độc tại Việt Nam phải kể đến là rắn chàm quạp, rắn cạp nong, rắn hổ mèo, rắn hổ bướm. |
|
Bạch tuộc đốm xanh: Chúng nặng không tới 100g, nhưng trong mình lại mang theo nọc độc đủ để giết chết 26 người trưởng thành chỉ trong vài phút. Nếu bị loài bạch tuộc này cắn, nạn nhân sẽ tê liệt và ngừng thở chỉ trong vòng 10 phút sau đó. |
|
Loài sứa hộp (Box Jellyfish) ở Australia còn được gọi là ong bắp cày biển. Loài sứa này có đến 60 chiếc xúc tu dài khoảng 4,5 m. Mỗi xúc tu gồm 5.000 tế bào mang ngòi châm, chứa lượng độc tố đủ giết chết 60 người. Các nhà khoa học ước tính, sứa hộp giết chết hàng chục người mỗi năm, nhiều hơn số lượng người chết gây ra bởi cá mập. |
|
Muỗi: Hầu hết vết đốt của muỗi chỉ gây ngứa. Nhưng một số loài muỗi là vật trung gian lây truyền ký sinh trùng sốt rét. Muỗi gây ra cái chết cho hàng triệu người mỗi năm. Sinh vật nhỏ bé này gần đây được xác định là tác nhân lan truyền virus Zika dẫn tới bệnh đầu nhỏ.
|
|
Nhện Tarantula: có nguồn gốc từ châu Mỹ, thuộc họ Theraphosidae, du nhập vào Việt Nam năm 2008, bắt đầu thịnh hành năm 2009. Mặc dù là động vật cảnh, nhưng các chuyên gia khuyến cáo loài vật này có thể gây nguy hiểm chết người. Chỉ một nhát cắn của nó thôi cũng khiến nạn nhân cảm thấy đau buốt đến điêu đứng. Hơn nữa, vết cắn của nhện Tarantula gây nên vết thương lở loét, lâu lành và dẫn đến tử vong nếu nạn nhân bị dị ứng. Lông của nhện Tarantula nếu dính vào mắt có thể gây mù.
|
|
Bọ cạp: Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu. Vết cắn của bọ cạp có thể khiến nạn nhân cảm thấy chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Một số trường hợp hạn hữu, nọc bọ cạp có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng. |
|
Rết Việt Nam hay rết khổng lồ Việt Nam là loài rết có mặt ở khắp vùng Đông Nam Á. Loài rết này cắn rất đau, gây sưng và gây sốt. Thậm chí, rết Việt Nam là loài duy nhất được ghi nhận liên quan đến một ca tử vong.Nọc độc của rết Việt Nam chứa serotonin (một loại chất dẫn truyền thần kinh Amin đơn), chất gây tán huyết, phospholipase A, một loại protein gây trụy tim và một loại cytolysin. |
|
Nọc ong vò vẽ có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine... Trong trường hợp bị ong đốt quá nặng, nạn nhân sẽ bị tím tái, sốc, trụy tim mạch... có thể tử vong nếu không được cứu chữa tận tình. Ngoài ong mật không có ảnh hưởng nhiều tới tính mạng con người, thì các loài ong khác như ong vò vẽ, ong đất có thể gây chết người chỉ với trên 10 vết chích. |
|
Bọ xít hút máu: Theo những nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, bọ xít hút máu người có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh ngủ chaga. Mắc căn bệnh nguy hiểm này, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong. Theo ghi nhận tại Việt Nam, sau khi bị bọ xít đốt, trên da người bệnh chỉ thấy một nốt nhỏ màu đỏ, khoảng 1 - 2 mm, không sưng tấy. |
Hoa Lê
(Tổng hợp)