10 năm có 1: Sao Thủy ở giữa Trái Đất và Mặt Trời
Ngày mai (9/5), thế giới sẽ được chứng kiến hiện tượng thiên văn vô cùng lý thú, đấy là lúc Sao Thủy đi qua Trái Đất và Mặt Trời.
Theo RT, hiện tượng kì thú này chỉ xảy ra khoảng 13 năm- 14 năm mới có 1 lần. Hiện tượng này thường được gọi là “transit”.
Khi Sao Thủy nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, chúng ta có thể sẽ thấy một chấm nhỏ màu đen xuất hiện trên bầu trời, quá trình nói trên sẽ kéo dài 7 tiếng, từ lúc 11h12’ đến 18h24’(theo giờ quốc tế UTC).
Dòng thông báo trên Twitter của NASA về việc có thể xem trực tiếp trên internet về hiện tượng "transit" của Sao Thủy vào ngày mai. |
Hầu hết các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ có thể chứng kiến được hiện tượng"transit" của Sao Thủy.
Được biết, Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời. Với đường kính chỉ khoảng 4.880 km, Sao Thủy nhỏ gấp 3 lần Trái Đất, và nhỏ hơn 30 lần so với Sao Mộc.
Sao Thủy cách Mặt Trời chỉ khoảng 46 triệu- 70 triệu km, đây là hành tinh gần Mặt Trời nhất trong Hệ Mặt Trời. Vì khoảng cách gần như vậy, nên một năm trên Trái Đất sẽ bằng với 4 năm trên Sao Thủy.
Theo lịch trình, NASA và ESA sẽ thực hiện một đoạn “livestream” (đoạn video tường thuật trực tiếp bằng internet) về việc “transit” của Sao Thủy trên trang web của họ để tất cả mọi người trên thế giới đều có thể chứng kiến được./.
Theo VOV