10 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới

(Baonghean.vn) - Trong các cuộc chiến lịch sử của thế giới, vũ khí hạt nhân được sử dụng như một công cụ chiến tranh có sức tàn phá, hủy diệt một cách khủng khiếp. Dưới đây là 10  quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nhiều nhất trên thế giới hiện nay.

1. Nga

Vị trí đầu bảng thuộc về Nga, đây là quốc gia sở hữu số lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại. Được biết, quốc gia này có khoảng 7.300 vũ khí, với 1.790 vũ khí chiến lược đang được hoạt động. Những con số nêu trên chỉ mang tính chất ước tính bởi con số chính xác vẫn chưa được tiết lộ. Và cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của Nga được tiến hành vào năm 1949 và cuộc thử nghiệm hạt nhân cuối cùng đó là năm 1990. Trước đó, quốc gia này đã thực hiện tổng cộng 715 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Vị trí đầu bảng thuộc về Nga, hiện Nga có khoảng 7.300 vũ khí, với 1.790 vũ khí chiến lược đang được hoạt động. Những con số nêu trên chỉ mang tính chất ước tính bởi con số chính xác vẫn chưa được tiết lộ. Và cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của Nga được tiến hành vào năm 1949 và cuộc thử nghiệm hạt nhân cuối cùng đó là năm 1990. Trước đó, quốc gia này đã thực hiện tổng cộng 715 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

 2. Mỹ

Vị trí á quân trong danh sách thuộc về Mỹ. Trước đó, Mỹ đã từng là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân duy nhất trên thế giới cho đến khi Liên Xô sản xuất được vũ khí cho riêng mình. Theo đó, Mỹ đã khởi động chương trình hạt nhân ngày 21/11/1939 và thử nghiệm lần đầu tiên ngày 16/07/1945. Và tính đến năm 1967, Mỹ đã có 32.040 đầu đạn hạt nhân, nhưng hiện nay chỉ còn 4670 đầu đạn sử dụng được.
Vị trí á quân trong danh sách thuộc về Mỹ. Trước đó, Mỹ đã từng là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân duy nhất trên thế giới cho đến khi Liên Xô sản xuất được vũ khí cho riêng mình. Theo đó, Mỹ đã khởi động chương trình hạt nhân ngày 21/11/1939 và thử nghiệm lần đầu tiên ngày 16/07/1945. Và tính đến năm 1967, Mỹ đã có 32.040 đầu đạn hạt nhân, nhưng hiện nay chỉ còn 4.670 đầu đạn sử dụng được.

 3. Pháp

Vị trí thứ 3 trong top là Pháp, được biết Pháp là một quốc gia tham gia NNPT cùng với bốn quốc gia khác. Đây là đất nước thứ tư thực hiện thử nghiệm vũ khí hạt nhân một cách hoàn toàn độc lập. Hiện nay, Pháp hiện đang đứng thứ ba thế giới về số lượng đầu đạn hạt nhân với hơn 300 đầu đạn. Và Pháp đã tuyên bố không còn tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học sau khi tham gia Hiệp ước về vũ khí hóa học năm 1995. Theo luật của nước này, một trong bốn chiếc tàu ngầm nguyên tử của họ sẽ phải tuần tra ở biển Đại Tây Dương, giống như chính sách của Anh đề ra trước đó.
Đây là đất nước thứ tư thực hiện thử nghiệm vũ khí hạt nhân một cách hoàn toàn độc lập. Hiện nay, Pháp hiện đang đứng thứ 3 thế giới về số lượng đầu đạn hạt nhân với hơn 300 đầu đạn. Và Pháp đã tuyên bố không còn tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học sau khi tham gia Hiệp ước về vũ khí hóa học năm 1995. Theo luật của nước này, 1 trong 4 chiếc tàu ngầm nguyên tử của họ sẽ phải tuần tra ở biển Đại Tây Dương, giống như chính sách của Anh đề ra trước đó.

 4.Trung Quốc

Đứng ở vị trí thứ 4 trong top là Trung Quốc, được biết vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1964 và kéo dài đến năm 1967, họ thực hiện thử bom nhiệt hạch lần đầu tiên. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm cho đến khi họ ký vào hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện năm 1996. Nhưng Trung Quốc rất kín tiếng về số lượng đầu đạn hạt nhân mà mình sở hữu. Theo ước tính của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, quốc gia này sở hữu khoảng 250 đầu đạn, ít thứ hai trong năm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã tham gia  vào NNPT. Theo một nghiên cứu khoa học, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân và có thể đe dọa cường quốc Mỹ.
Vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1964 và kéo dài đến năm 1967, họ thực hiện thử bom nhiệt hạch lần đầu tiên. Theo ước tính của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, quốc gia này sở hữu khoảng 250 đầu đạn. Theo một nghiên cứu khoa học, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân và có thể đe dọa cường quốc Mỹ.

 5.Vương quốc Anh

Xếp ở vị trí thứ 5 trong danh sách này là Vương quốc Anh, quốc gia này hiện đang sở hữu một kho vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm vũ khí sinh học, hóa học và các loại vũ khí hạt nhân. Được biết vụ thử hạt nhân đầu tiên của vương quốc Anh diễn ra ngày 03/10/1952. Và số lượng đầu đạn hạt nhân cao nhất mà Anh từng sở hữu đó là 520 quả, nhưng hiện tại đã giảm xuống còn 215 quả. Vào năm 2007, Anh đã chi 20 tỷ bảng nhằm mục đích nâng cấp hệ thống tàu ngầm hạt nhân Trident. Và năm 2008, tờ The Guardian khẳng định ba tỷ bảng đã đổ tiền để nâng cấp kho đầu đạn hạt nhân, nhằm tăng tuổi thọ của những đầu đạn này thêm hơn 30 năm nữa.
Anh hiện đang sở hữu một kho vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm vũ khí sinh học, hóa học và các loại vũ khí hạt nhân. Vụ thử hạt nhân đầu tiên của Anh diễn ra ngày 03/10/1952. Và số lượng đầu đạn hạt nhân cao nhất mà Anh từng sở hữu đó là 520 quả, nhưng hiện tại đã giảm xuống còn 215 quả. Vào năm 2007, Anh đã chi 20 tỷ bảng nhằm mục đích nâng cấp hệ thống tàu ngầm hạt nhân Trident. Và năm 2008, Ảnh chi 3 tỷ bảng để nâng cấp kho đầu đạn hạt nhân, nhằm tăng tuổi thọ của những đầu đạn này thêm hơn 30 năm nữa.

 6. Pakistan

Pakistan, đây là quốc gia sở hữu vũ khí chết người hàng loạt này trước cả Iran. Được biết, quốc gia này bắt đầu sản xuất vũ khí hạt nhân từ năm 1972 khi ông Zulkifar Ali Bhutto làm Thủ tướng tại thời điểm đó. Và ông khẳng định sẽ hoàn thành dự án đó vào năm 1976 nhưng sau đó tiến độ bị chậm, và phải mời Abdul Qadeer Khan từ châu Âu tham gia cùng. Sau bao cố gắng và mong đợi cuối cùng dự án được hoàn thành năm 1984.
Pakistan  là quốc gia sở hữu vũ khí chết người hàng loạt này trước cả Iran. Pakistan bắt đầu sản xuất vũ khí hạt nhân từ năm 1972 khi ông Zulkifar Ali Bhutto làm Thủ tướng tại thời điểm đó. Và ông khẳng định sẽ hoàn thành dự án đó vào năm 1976 nhưng sau đó tiến độ bị chậm, và phải mời Abdul Qadeer Khan từ châu Âu tham gia cùng. Sau bao cố gắng và mong đợi cuối cùng dự án được hoàn thành năm 1984.

7. Ấn Độ

được cho là quốc gia đã từng phát triển vũ khí hạt nhân và sở hữu vũ khí hóa học trong thời quá khứ. Tuy vậy, nước này chưa bao giờ có một công bố về số lượng bom nguyên tử của mình nhưng các chuyên gia tình báo ước tính họ có khoảng khoảng 110 quả. Được biết, chương trình hạt nhân của Ấn Độ bắt từ đầu năm 1944, và được điều hành bởi Tiến sĩ Homi Bhabha - người sáng lập Viện Nghiên cứu Cơ bản. Theo đó, năm 1974, các thiết bị hạt nhân được đưa vào thử nghiệm lần đầu tiên có tên là “ vụ nổ hạt nhân hòa bình”. Chính sách của họ là “no first use”, nghĩa là Ấn Độ sẽ không khiêu khích bất kì nước nào bằng các loại vũ khí hạt nhân, nhưng sẽ đáp trả xứng đáng nếu bị tấn công.
Ấn Độ được cho là quốc gia đã từng phát triển vũ khí hạt nhân và sở hữu vũ khí hóa học trong thời quá khứ. Tuy vậy, nước này chưa bao giờ có một công bố về số lượng bom nguyên tử của mình nhưng các chuyên gia tình báo ước tính họ có khoảng khoảng 110 quả. Chương trình hạt nhân của Ấn Độ bắt từ đầu năm 1944 và năm 1974, các thiết bị hạt nhân được đưa vào thử nghiệm lần đầu tiên có tên là “ vụ nổ hạt nhân hòa bình”. Chính sách của họ là “no first use”, nghĩa là Ấn Độ sẽ không khiêu khích bất kì nước nào bằng các loại vũ khí hạt nhân, nhưng sẽ đáp trả xứng đáng nếu bị tấn công.

 8. Israel

Israel, đây là quốc gia được coi là có tàng trữ vũ khí hạt nhân, mặc dù đã phủ nhận hoàn toàn chúng. Dù được cho là đã sở hữu vũ khí hạt nhân từ năm 1967, nhưng hiện vẫn chưa có bất kỳ số liệu chính thức nào chứng minh cho việc này. Các chuyên gia ước tính nước ở quốc gia này có khoảng 75 – 400 đầu đạn, và được sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Negev.
Israel là quốc gia được coi là có tàng trữ vũ khí hạt nhân, mặc dù đã phủ nhận hoàn toàn chúng. Dù được cho là đã sở hữu vũ khí hạt nhân từ năm 1967, nhưng hiện vẫn chưa có bất kỳ số liệu chính thức nào chứng minh cho việc này. Các chuyên gia ước tính nước ở quốc gia này có khoảng 75 - 400 đầu đạn, và được sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Negev.

 9. Triều Tiên

Triều Tiên, đây là quốc gia đã được nhắc đến rất nhiều lần trong chuong trình thời sự về vấn đề vũ khí hạt nhân. Hiện nay CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân với một quả bom nguyên tử và một số lượng vũ khí hạt nhân cấp thấp hơn từ năm 2009. Tuy nhiên có thể họ vẫn tàng trữ vũ khí hóa học và sinh học dù đã kí hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân trước đó, nhưng một thời gian sau Triều Tiên đã đơn phương rút khỏi Hiệp ước này. Được biết, năm 2006, nước này đã thực hiện thành công vụ thử hạt nhân đầu tiên của mình. Trong cuộc thử nghiệm đó người ta đã phát hiện được một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất và công suất của nó ước tính lên đến một kiloton. Và năm 2007, Triều Tiên đã tuyên bố họ sở hữu vũ khí hạt nhân. Đến 2016, Bình Nhưỡng đã thực hiện thành công năm vụ thử hạt nhân, trong đó vụ thứ năm có công suất lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Triều Tiên là quốc gia được nhắc đến rất nhiều lần trong chương trình thời sự về vấn đề vũ khí hạt nhân. Hiện nay CHDCND Triều Tiên tuyên bố trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân với một quả bom nguyên tử và một số lượng vũ khí hạt nhân cấp thấp hơn từ năm 2009. Năm 2006, nước này đã thực hiện thành công vụ thử hạt nhân đầu tiên của mình. Năm 2007, Triều Tiên tuyên bố họ sở hữu vũ khí hạt nhân. Đến 2016, Bình Nhưỡng thực hiện thành công năm vụ thử hạt nhân, trong đó vụ thứ năm có công suất lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại.

 10. Iran

Mặc dù nước này đã kí kết các hiệp ước về vũ khí hóa học, cũng như không sản xuất các loại vũ khí hạt nhân nữa. Và giáo chủ Iran cũng đã đưa ra nghị quyết cấm đoán sự phát triển, sản xuất ra và tàng trữ loại vũ khí nguy hiểm này. Nhưng theo một số báo cáo bí mật, Iran vẫn đang theo đuổi chương trình hạt nhân và có thể sản xuất đủ lượng Urani cho một đầu đạn hạt nhân với kích thước 1.7mnths. Theo cục tình báo Mỹ cho hay, Iran có đã thể sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng chưa có sự thống kê cụ thể về số lượng là bao nhiêu.
Mặc dù Iran đã ký kết các hiệp ước về vũ khí hóa học, cũng như không sản xuất các loại vũ khí hạt nhân. Giáo chủ Iran cũng đã đưa ra nghị quyết cấm đoán sự phát triển, sản xuất ra và tàng trữ loại vũ khí nguy hiểm này. Nhưng theo một số báo cáo bí mật, Iran vẫn đang theo đuổi chương trình hạt nhân và có thể sản xuất đủ lượng Urani cho một đầu đạn hạt nhân với kích thước 1.7mnths. Theo cục tình báo Mỹ cho hay, Iran có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng chưa có sự thống kê cụ thể về số lượng là bao nhiêu.

 Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.