Kinh tế

20 năm Viện Nghiên cứu cây trồng của Tập đoàn ThaiBinh Seed

Trân Châu 01/12/2024 07:20

Từ năm 2002, Công ty Giống Thái Bình (ThaiBinh Seed hôm nay) đã có quyết định thành lập Phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm mới, tiền đề của Viện Nghiên cứu cây trồng trực thuộc ThaiBinh Seed.

Viện Nghiên cứu cây trồng Thái Bình có trụ sở tại Đông La và có bộ phận làm việc tại Đông Cường, và đáp ứng nhu cầu phát triển của tập đoàn. Trong đó, trụ cột về khoa học và công nghệ được Ban Lãnh đạo tập đoàn đặc biệt quan tâm. Hiện nay, Viện Nghiên cứu đã bao gồm 3 bộ môn, 4 trại thực nghiệm; văn phòng nghiên cứu được tổ chức để thực hiện 2 nhiệm vụ chính:

Thứ nhất, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với 3 bộ môn nghiên cứu gồm: Bộ môn nghiên cứu lúa; Bộ môn nghiên cứu cây trồng khác; Bộ môn Công nghệ sinh học.

aa.jpg
Viện Nghiên cứu (VNC) giống cây trồng của ThaiBInh Seed đã bao gồm 3 bộ môn, 4 trại thực nghiệm; văn phòng nghiên cứu. Ảnh: ThaiBinh Seed.

Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ chọn lọc và sản xuất giống Siêu nguyên chủng và giống bố mẹ ở các trại thực nghiệm. Viện có diện tích thực nghiệm 140 h, lao động 90 người, trong đó, 60% có trình độ đại học và trên đại học. Cơ sở vật chất cho nghiên cứu được đầu tư xây dựng bài bản, phù hợp với yêu cầu hiện tại và giai đoạn trước mắt.

20 năm hình thành và phát triển, Viện Nghiên cứu cây trồng đã nghiên cứu và phát triển giống cây trồng với nhiều kết quả.

Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết: Viện đã nghiên cứu thành công nhiều giống lúa mới với đặc điểm vượt trội như khả năng chống chịu tốt, năng suất cao, những giống lúa này đã được công nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp của nhiều tỉnh, trên cả nước.

Toàn cảnh Viện nghiên cứu. Ảnh: P.
Toàn cảnh Viện Nghiên cứu. Ảnh: P.V

Cụ thể: Viện đã nghiên cứu thành công nhiều giống lúa mới với đặc điểm vượt trội như khả năng chống chịu tốt, năng suất cao, những giống lúa này đã được công nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp của nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đặc biệt, đã có 33 giống cây trồng được cấp bằng bảo hộ, 28 giống được công nhận giống quốc gia gồm: Giống lúa; Giống ngô, lạc, Giống rau, Giống đậu tương... trong đó, có những giống nổi bật như: TBR-1 được công nhận năm 2007 góp phần thay đổi giống lúa dài ngày và lúa lai ở vụ mùa tại miền Bắc như VN10, 13/2, Bác ưu 64; BC15 đã được IRRI và Cục Trồng trọt xếp thứ 2 trong các giống lúa sản xuất ở miền Bắc và miền Trung năm 2017, giống phát triển mạnh mẽ giai đoạn 2009 – 2018, có những năm diện tích đã đạt 700.000 ha sau đó giữ ổn định đến nay, góp phần làm lợi cho nông dân nhiều chục tỷ đồng mỗi năm; TBR225 giống lúa ngắn ngày năng suất cao, chất lượng gạo ngon đang chiếm tỷ trọng lớn sản xuất trong cả nước; TBR97 sản phẩm hợp tác với Viện Cây lương thực có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với biến đổi khí hậu được cả nước phát triển sản xuất.

Ngoài ra, còn có: Giống lúa lai Thái Xuyên 111 sản phẩm hợp tác với Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên (Trung Quốc) là giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lúa lai hiện nay; Các giống ngô phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng như: ngô nếp TBM18, ngô TBM135, ngô TBM189, NSK126, NSK207 cho chăn nuôi, và chế biến; Giống đậu tương TBS6... Bên cạnh đó, còn có các giống lạc TB25, TB29, một số giống rau.

Các kỹ sư nghiên cứu giống ngô ngoài đồng/ Ảnh: P.V
Các kỹ sư nghiên cứu giống ngô ngoài đồng/ Ảnh: P.V

Hai mươi năm qua, phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học mục đích tạo ra nhiều giống cây với tính chất vượt trội, phục vụ nhà nông và góp phần thay đổi bộ giống của đất nước, Viện đã áp dụng các công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ gen để tạo ra các giống cây trồng có tính năng vượt trội hơn. Các nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở vấn đề giống mà còn mở rộng ra các ứng dụng công nghệ trong sản xuất và bảo quản cây trồng.

Theo đó, ThaiBinh Seed đã xây dựng và thực hiện thành công Dự án "Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính, tham gia thực hiện Dự Án AgResults" và giành giải Nhất được quốc tế tặng giải thưởng 750.000 USD năm 2021. Tổng giải thưởng 3 năm 2019-2021 Viện đã mang về hàng chục tỷ đồng.

Từ năm 2007 đến nay, Viện đã chủ trì 50 đề tài, dự án nghiên cứu Quốc gia, cấp bộ/tỉnh và doanh nghiệp với kinh phí đầu tư 140 tỷ đồng. Trong đó, nhiều đề tài dự án đã mang lại giá trị kinh tế và ý nghĩa thực tiễn góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Về công tác chuyển giao công nghệ và đào tạo: Viện đã thực hiện nhiều chương trình chuyển giao công nghệ cho hàng triệu nông dân, bao gồm các khóa đào tạo về kỹ thuật trồng trọt và quản lý cây trồng. Điều này đã góp phần nâng cao nhận thức và tay nghề của người nông dân, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.

Phòng thí nghiệm trong Viện nghiên cứu. Ảnh: P.V
Phòng thí nghiệm trong Viện Nghiên cứu. Ảnh: P.V

Trong thời gian tới, Viện Nghiên cứu sẽ tập trung vào nghiên cứu phát triển các giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như khả năng chống đổ, hạn, ngập úng, đồng thời cho năng suất cao, chất lượng tốt, tạo được sản phẩm vượt trội đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất. Nghiên cứu cây trồng phục vụ cho chế biến từ đó tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Theo đó, sẽ tăng cường ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro cho người nông dân. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết với doanh nghiệp và viện nghiên cứu; Gắn kết giữa kết quả nghiên cứu với thực tiễn sản xuất và tạo ra những sản phẩm, quy trình tiên tiến vượt trội trong sản xuất./.

Mới nhất

x
20 năm Viện Nghiên cứu cây trồng của Tập đoàn ThaiBinh Seed
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO