5 điều cấm kỵ để tránh ngộ độc rượu

Hoa Lê 13/03/2018 10:23

(Baonghean.vn) - Uống phải rượu giả, rượu chứa methanol hoặc uống rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây), động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác) có chứa độc tố... là những nguyên nhân gây ngộ độc rượu. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân trong cuộc nhậu?

Dấu hiệu ngộ độc rượu

Ảnh minh họa/Nguồn internet.
Ảnh minh họa/Nguồn internet.

Dấu hiệu ngộ độc dễ nhận biết đó là: nôn ói, đau đầu, chóng mặt, run chân tay, co giật, hôn mê.

5 điều cấm kỵ khi có dấu hiệu ngộ độc

  • - Không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan.
  • - Không uống Paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
  • - Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan.
  • - Không uống mật ong khi say rượu. Một số người còn cho người say uống mật ong pha loãng nhưng nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với mật ong sẽ dễ lên men, gây say hơn.
  • - Người ngộ độc rượu không tắm ngay vì dễ bị hạ đường huyết, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.
  • 5 điều nên làm khi có dấu hiệu ngộ độc
  • Ảnh minh họa/Nguồn internet.
    Ảnh minh họa/Nguồn internet.

    - Nên uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh.

  • - Nước chè xanh đậm giúp khử độc cồn cấp tính, hoặc uống sữa nóng, nước gừng tươi (thái lát đun sôi kỹ) để máu lưu thông, hóa giải nhanh chất cồn.
  • - Các loại nước mía, nước chanh, cam vắt, nước cà chua, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ… uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
  • - Có thể dùng 3 lát gừng tươi giã nát, trộn với một ít giấm và đường, ép lấy nước để uống. Hoặc 1 nắm đậu xanh giã nát, ít trà mạn và 1 chén nước, đun lên để uống. Nếu bị say kèm đau đầu, hãy giã rau cần tươi hoặc lá dong rồi vắt lấy nước cốt để uống sẽ rất hiệu quả.
  • - Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành để cung cấp vitamin và chất chống ôxy hóa, hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
  • Cách phòng tránh ngộ độc rượu

    • - Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn vừa uống.
    • - Không nên tự ý chọn ngâm rượu với các loại cây thuốc, rễ cây, củ, quả... khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
    • - Không uống rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng
    • - Không uống rượu khi đang uống thuốc điều trị, khi đang đói hoặc mệt.
    • - Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Mới nhất
x
5 điều cấm kỵ để tránh ngộ độc rượu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO