5 trách nhiệm người tiêu dùng cần biết

15/03/2017 10:41

(Baonghean.vn) - Cách đây 34 năm (ngày 15/3/1983 - 15/3/2015) Liên Hợp quốc đã chính thức tuyên bố ngày 15/3 là “Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới”. Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới bắt nguồn từ bài phát biểu của Tổng thống Mỹ John Kennedy tại Thượng viện Mỹ vào ngày 15/3/1962, cổ vũ cho 8 quyền của người tiêu dùng. Phản đối những bất công trong xã hội và lạm dụng trên thị trường làm hại đến người tiêu dùng.

Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng là liên hiệp của các tổ chức người tiêu dùng trên thế giới, nhằm bảo vệ và cổ vũ cho các quyền của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Hiện nay tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng đã có 267 thành viên tại 123 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

 Người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản được quy định tại Điều 8 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh minh họa.
Người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản được quy định tại Điều 8 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh minh họa.

Ngày nay, 8 quyền của người tiêu dùng đã được Liên Hợp quốc và nhiều nước công nhận, là cơ sở cho các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của Quốc tế Người tiêu dùng và các tổ chức người tiêu dùng toàn thế giới. Liên Hợp quốc quy định 8 quyền của người tiêu dùng gồm:

Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; quyền được an toàn; quyền được thông tin; quyền được lựa chọn; quyền được lắng nghe; quyền được khiếu nại và bồi thường; quyền được giáo dục và đào tạo về tiêu dùng; quyền có môi trường sống lành mạnh và bền vững.

Đồng thời quy định người tiêu dùng có 5 trách nhiệm gồm: biết phê bình; biết hành động; quan tâm xã hội; hiểu biết về người tiêu dùng và có ý thức cộng đồng. Hiện nay ở Việt Nam Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định 8 quyền và 2 nghĩa vụ của người tiêu dùng.

Chủ đề của Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới năm 2017 là
Chủ đề của Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới năm 2017 là "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng".

Để thống nhất nội dung và hình thức hoạt động, các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều quy định, hướng dẫn, chương trình liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo thời gian, các nội dung này dần tập trung vào một số vấn đề mang tính phổ biến, tồn tại tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Một trong những vấn đề được nhắc tới nhiều trong các nội dung này là an toàn của sản phẩm và quyền được an toàn của người tiêu dùng.

Lựclượng chức năng tiêu hủy hàng kém chất lượng. Ảnh minh họa.
Lực lượng chức năng tiêu hủy hàng kém chất lượng. Ảnh minh họa.

Quyền được an toàn là một trong các quyền cơ bản của người tiêu dùng. Tất cả các quyền của người tiêu dùng đều quan trọng và cần được thực thi hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, quyền được an toàn là một nội dung được đề cập và lưu ý nhiều tại các văn bản, các chương trình hoạt động quy mô quốc tế.

Để đảm bảo quyền được an toàn của người tiêu dùng, trách nhiệm của các bên liên quan cần được quy định cụ thể và có cơ chế giám sát trong việc thực thi các nội dung này.

Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng

- Chính phủ nên áp dụng hoặc có chính sách khuyến khích áp dụng các biện pháp thích hợp, bao gồm cả việc ban hành các quy định pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn bắt buộc và tự nguyện để đảm bảo sản phẩm, dịch vụ an toàn cho mục đích sử dụng (cả mục đích chính và mục đích có thể phát sinh trong thực tế).

- Các chính sách cần đảm bảo hàng hóa được sản xuất an toàn cho cả mục đích sử dụng thông thường và các mục đích có thể phát sinh trong thực tế. Trách nhiệm của các bên tham gia quá trình phân phối hàng hóa (nhà nhập khẩu, xuất khẩu, bán lẻ, vận chuyển…) là phải đảm bảo tính an toàn, toàn vẹn của hàng hóa trong quá trình lưu chuyển của hàng hóa. Người tiêu dùng cần phải được hướng dẫn sử dụng hàng hóa an toàn theo các điều kiện, mục đích thông thường. Đồng thời, người tiêu dùng cần phải được cảnh báo về các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Các hướng dẫn, cảnh báo nên được minh họa theo các biểu tượng quốc tế (nếu có thể).

- Các chính sách cần quy định về trách nhiệm của các bên tham gia sản xuất, kinh doanh hàng hóa khi phát hiện ra khuyết tật, cho dù là khuyết tật tiềm ẩn của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa đã lưu thông trên thị trường. Theo đó, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân này phải thông báo ngay lập tức cho người tiêu dùng, cho các cơ quan quản lý liên quan về khuyết tật của hàng hóa. Chính phủ phải đảm bảo sử dụng các phương thức để kịp thời cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.

- Chính phủ cần ban hành các quy định về trách nhiệm thu hồi sản phẩm khuyết tật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; về các biện pháp mà các tổ chức, cá nhân phải thực hiện trong thời gian hợp lý. Nếu không thực hiện các biện pháp hợp lý trong thời gian quy định và để xảy ra tổn thất cho người tiêu dùng thì các tổ chức, cá nhân này phải thực hiện bồi thường.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
5 trách nhiệm người tiêu dùng cần biết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO