6 loại xét nghiệm tầm soát ung thư bạn nên làm

Xét nghiệm tầm soát ung thư hàng năm giúp bạn có thể ngăn ngừa và chẩn đoán các bệnh ung thư khác nhau ngay từ giai đoạn đầu.
Khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh ở tuổi 40, bạn thấy việc khám sức khỏe định kỳ là điều không cần thiết. Nhưng mỗi năm khi bạn thổi nến và cắt bánh sinh nhật, bạn nên tặng chính mình một món quà là gói xét nghiệm kiểm soát ung thư.
Vì sao ư? Bởi việc xét nghiệm tầm soát ung thư hàng năm giúp bạn có thể ngăn ngừa và chẩn đoán các bệnh ung thư khác nhau ngay từ giai đoạn đầu.
Tiến sỹ Rishma Dhillon Pai tiết lộ trong cuốn “Khỏe mạnh ở tuổi 40” cho rằng các triệu chứng của hầu hết bệnh tật thường không rõ ràng hoặc bị phớt lờ đi cho đến khi nó phát triển thành bệnh. Cách duy nhất có thể ngăn chặn chúng là hãy kiểm tra sức khỏe mỗi năm.
 Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư thì sàng lọc ung thư là việc bạn phải làm thường xuyên hàng năm khi bạn bước qua tuổi 40 và 2 năm/lần khi bạn vào độ tuổi 30.
Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư thì sàng lọc ung thư là việc bạn phải làm thường xuyên hàng năm khi bạn bước qua tuổi 40 và 2 năm/lần khi bạn vào độ tuổi 30.

Một số xét nghiệm cơ bản mà bạn nên làm trước tuổi 40 bao gồm:

1. Xét nghiệm phết tế bào tử cung/ xét nghiệm HPV
Xét nghiệm này giúp chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 21 tuổi (đặc biệt là những đối tượng xác định có nguy cơ cao mắc bệnh này) nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để kiểm tra virus HPV. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, trước 40 tuổi, cứ 3 năm một lần bạn nên kiểm tra lại và sau 40 tuổi bạn nên thực hiện hàng năm.
2. Chụp X-quang tuyến vú
Nó dùng để phát hiện ung thư vú, tất cả phụ nữ nên làm loại kiểm tra này hàng năm sau tuổi 40. Bởi nguy cơ mắc ung thư vú gia tăng khi tuổi càng cao, chẩn đoán ở giai đoạn đầu giúp bác sỹ có phương án điều trị thích hợp với căn bệnh ung thư này.
6 loại xét nghiệm tầm soát ung thư bạn nên làm ảnh 2
 

3. Nội soi đại tràng

Xét nghiệm này giúp chẩn đoán ung thư ruột, ngay cả trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và đến 90% trường hợp phát hiện sớm có thể chữa khỏi. Vì vậy hãy nội soi đại tràng trước khi bạn 40 tuổi. Nếu trong gia đình bạn, anh chị hay cha của bạn được chẩn đoán mắc ung thư đường tiêu hóa ở độ tuổi 45 thì bạn nên kiểm tra khi bạn 35 tuổi (trước 10 năm độ tuổi họ mắc bệnh).
4. Xét nghiệm chỉ số CA – 125
Các nồng độ chất kháng nguyên ung thư 125 trong máu là một dấu hiệu của một khối u đang phát triển khi bạn mắc ung thư buồng trứng. Nếu xét nghiệm sớm, bạn sẽ có nhiều cơ hội kiểm soát nguy cơ ung thư của mình, nhất là đối với ung thư vú – căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.
6 loại xét nghiệm tầm soát ung thư bạn nên làm ảnh 3
 

5. Xét nghiệm hormone prolatin

Nồng độ hormone prolatin cao trong máu cho thấy tình trạng sức khỏe bất thường như vô sinh, bệnh về gan và tuyến giáp. Vì thế việc xét nghiệm loại này hàng năm đóng vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ trước tuổi 40.
6. Siêu âm bụng và vùng chậu
Trong hầu hết các trường hợp phụ nữ bỏ qua các triệu chứng đau dạ dày và đau ở vùng xương chậu. Tuy nhiên  thực hiện siêu âm ở vùng bụng hay chậu có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu.
Theo giadinh.net

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.