68 hộ dân bị 'vướng' trong hành lang đường dây thông tin đường sắt

20/10/2017 18:05

(Baonghean.vn) - 68 hộ dân phường Quỳnh Thiện (TX. Hoàng Mai) xây nhà ở, công trình kiến trúc trong phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt. Sự việc xảy ra nhiều năm nhưng chưa có hướng giải quyết thỏa đáng.

Nhiều năm nay, hàng chục hộ dân khối 7, 8, phường Quỳnh Thiện, TX. Hoàng Mai phải chịu cảnh không xây dựng, cải tạo được nhà mặc dù đất đã được cấp quyền sử dụng. Nguyên nhân là tuyến đường dây thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện đường sắt đoạn đi qua TX. Hoàng Mai nằm vắt vẻo trong thửa đất. Ảnh: Nhật Lân
Nhiều năm nay, hàng chục hộ dân khối 7, 8, 10 (phường Quỳnh Thiện, TX. Hoàng Mai) phải chịu cảnh không thể xây dựng, cải tạo được nhà ở mặc dù đất đã được cấp quyền sử dụng. Nguyên nhân là tuyến đường dây thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện đường sắt do Công ty CP thông tin tín hiệu đường sắt Vinh quản lý, đoạn đi qua TX. Hoàng Mai nằm vắt vẻo ngang thửa đất. Ảnh: Nhật Lân

Năm 2015, tuyến QL1A được nâng cấp, mở rộng, mặt đường được nâng cao và mở rộng hơn 1m. Những hộ dân sống dọc đường dây thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện đường sắt nâng cao nền nhà dẫn đến việc rút ngắn khoảng cách từ công trình đến đường dây thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện đường sắt, tiềm ẩn gây tai nạn giao thông. Ảnh: Phạm Bằng
Năm 2015, tuyến QL1A được nâng cấp, mở rộng, mặt đường được nâng cao hơn 1m so với nền cũ. Nhiều hộ dân bắt buộc phải nâng cao nền nhà hoặc xây dựng nhà mới, dẫn đến việc rút ngắn khoảng cách từ công trình đến đường dây thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện đường sắt. Ảnh: Phạm Bằng

Vì thế có những đoạn, đường dây thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện đường sắt nằm dưới mái hiên nhà. Người dân phải dùng cọc nâng đỡ để tuyến đường này không sà xuống. Ảnh: Nhật Lân
Vì thế có những đoạn, đường dây thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện đường sắt nằm dưới mái hiên nhà. Người dân phải dùng cọc nâng đỡ để tuyến đường này không sà xuống. Thậm chí, tại nhiều vị trí người dân xây nhà vượt, trùm lên các đường dây thông tin làm mất tác dụng liên lạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hệ thống tín hiệu đường sắt. Ảnh: Nhật Lân

Gia đình anh Hồ Hồng Lĩnh khi xây khu nhà xưởng để kinh doanh vật liệu xây dựng đã vướng phải tuyến đường dây này. Không còn cách nào khác, gia đình anh chấp nhận để tuyến đường dây này đi xuyên qua khu nhà xưởng. Ảnh: Phạm Bằng
Như gia đình anh Hồ Hồng Lĩnh, khi xây khu nhà xưởng để kinh doanh vật liệu xây dựng đã vướng phải tuyến đường dây này. Không còn cách nào khác, gia đình anh chấp nhận để tuyến đường dây này đi xuyên qua khu nhà xưởng. Ảnh: Phạm Bằng

Khốn khổ hơn, trường hợp của gia đình anh Hồ Sỹ Thế. Thửa đất này của mẹ anh Thế là bà Trần Thị Hiên được cấp trước năm 1980. Khi anh Thế cùng gia đình về đây sinh sống, mở xưởng sửa chữa lốp ô tô thì thấy tuyến đường dây nằm vắt ngang thửa đất. Hiện nay, gia đình anh muốn xây nhà để một phần kinh doanh, một phần phục vụ sinh hoạt cho 4 người trong gia đình nhưng do vướng tuyến đường dây này nên chưa thực hiện được.
Trường hợp của gia đình anh Hồ Sỹ Thế còn vất vả hơn. Thửa đất này của bà Trần Thị Hiên (mẹ anh Thế) được cấp trước năm 1980. Khi anh Thế cùng vợ con về đây sinh sống, mở xưởng sửa chữa lốp ô tô thì đã thấy tuyến đường dây nằm vắt ngang thửa đất. Hiện anh Thế muốn xây nhà, một phần để kinh doanh, một phần phục vụ sinh hoạt cho 4 người trong gia đình nhưng do vướng tuyến đường dây này nên chưa thực hiện được. "Bây giờ muốn xây nhà thì phải xin giấy phép nhưng do có tuyến đường dây tín hiệu đường sắt này nên nên không biết phải làm thế nào. Nếu chiếu theo quy định từ tâm tuyến đường dây ra mỗi bên là 3,5m mới được xây nhà thì thửa đất của tôi bị cắt nhỏ, không đủ diện tích để xây nhà nữa", anh Thế cho biết. Ảnh: Nhật Lân

Không ngồi chờ giấy phép như gia đình anh Thế, ông Đào Hoa Mai vẫn bất chấp xây nhà để ở. Nhưng vì vướng tuyến đường dây nên căn nhà của ông bị chia đôi, khiến ngôi nhà trở nên xấu xí. Khi phát hiện ông Mai xây nhà, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã đến lập biên bản nhưng cuối cùng vẫn không giải quyết được. Ảnh: Phạm Bằng
Không ngồi chờ giấy phép xây dựng như gia đình anh Thế, gia đình ông Đào Hoa Mai vẫn bất chấp xây nhà để ở. Nhưng vì vướng tuyến đường dây nên căn nhà của ông bị chia đôi, khiến ngôi nhà trở nên xấu xí. Khi phát hiện ông Mai xây nhà, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã đến lập biên bản nhưng cuối cùng vẫn không xử phạt được. Ảnh: Phạm Bằng

Oái ăm nhất là trường hợp của gia đình bà Nguyễn Thị Đào. Theo bà Đào, đất của gia đình bà có trước năm 1980, khi ở đã thấy cột và đường dây đi qua thửa đất. Vì cột dây điện nằm trong đất của gia đình bà nên nhiều năm nay, bà không thể cải tạo, xây mới nhà cửa.
Oái ăm nhất là trường hợp của gia đình bà Nguyễn Thị Đào. Theo bà Đào, đất của gia đình bà có trước năm 1980, khi ở đã thấy cột và đường dây đi qua thửa đất. Sau đó, nhà nước cấp GCN QSD đất cho gia đình trùm lên cột và hệ thống đường dây này. Vì thế mà gia đình bà nhiều năm nay không thể cải tạo, xây mới nhà. "Tôi cứ lo lỡ có sấm sét, nó đánh vào đường dây, cột thì tính mạng mấy người trong nhà tôi không biết thế nào. Tôi chỉ mong nhà nước sớm có cách giúp gia đình, di dời cột, đường dây ra khỏi thửa đất để gia đình có điều kiện làm nhà ở mới", bà Đào nói. Ảnh: Nhật Lân

Hệ thống tuyến đường dây nằm vắt vẻo, chẳng chèo, sát với nhà dân.  Ảnh: Phạm Bằng
Hệ thống tuyến đường dây nằm vắt vẻo, chẳng chèo, sát với nhà dân. Nhiều gia đình khác khi xây dựng công trình đã phải dùng mọi cách để tránh đường dây điện. Ảnh: Phạm Bằng

Người dân bức xúc, tuyến đường dây này có từ những năm 1976 nhưng từ đó đến nay không được nâng cấp nên hệ thống cột, dây đã xuống cấp. Không chỉ thế, nhiều đơn vị, tổ chức còn kéo dây cáp quang trên tuyến đường dây này gây nên tình trạng nhếch nhác. Vì thế, vào ngày 22/6/2017, khi biết Chi nhánh TTTH Thanh Hóa tổ chức đội thi công kéo cáp quang trên tuyến đường dây này người dân đã chống đối, kiên quyết không cho đơn vị kéo qua phần đất của gia đình. Ảnh: Nhật Lân
Người dân bức xúc, tuyến đường dây này có từ những năm 1976 nhưng từ đó đến nay không được cải tạo nên hệ thống cột, dây đã xuống cấp. Không chỉ thế, nhiều đơn vị, tổ chức còn kéo dây cáp quang trên tuyến đường dây này gây nên tình trạng nhếch nhác. Vì thế, vào ngày 22/6/2017, khi Chi nhánh TTTH Thanh Hóa tổ chức đội thi công kéo cáp quang trên tuyến đường dây này người dân đã ra chống đối, kiên quyết không cho đơn vị kéo qua phần đất của gia đình. Ảnh: Nhật Lân

Người dân hết sức bức xúc và mong muốn chính quyền địa phương sớm có giải pháp giải quyết tình trạng trên. Theo ông Nguyễn Bá Bình - Phó Chủ tịch UBND phường Quỳnh Phương, tình trạng trên đã kéo dài nhiều năm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty đường sắt Nghệ Tĩnh cũng như việc sinh hoạt, xây dựng nhà ở của người dân. Những trường hợp xây dựng nhà cửa  trong phạm vi hành lang tuyến đường dây, phường đã phối hợp với Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh lập biên bản, xử lý hành chính nhưng việc xử lý gặp nhiều khó khăn do người dân xây dựng chủ yếu trên đất ở. UBND TX. Hoàng Mai đề nghị Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Công ty CP thông tin tín hiệu đường sắt Vinh có phương án di dời hoặc nâng cao tuyến đường dây nói trên. Ảnh:
Theo ông Nguyễn Bá Bình - Phó Chủ tịch UBND phường Quỳnh Thiện (TX. Hoàng Mai), tình trạng trên đã kéo dài nhiều năm ảnh hưởng đến hoạt động thông tin của Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Vinh cũng như việc sinh hoạt, xây dựng nhà ở của người dân. Những trường hợp xây dựng nhà cửa trong phạm vi hành lang tuyến đường dây, phường đã phối hợp với công ty lập biên bản nhưng việc xử lý gặp nhiều khó khăn do người dân xây dựng chủ yếu trên đất ở. UBND TX. Hoàng Mai đã có văn bản đề nghị Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh có phương án di dời hoặc nâng cao tuyến đường dây nói trên. Ảnh:

Nhật Lân - Phạm Bằng

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
68 hộ dân bị 'vướng' trong hành lang đường dây thông tin đường sắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO