7 bài phát biểu làm nên lịch sử tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc

(Baonghean.vn) - Hôm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu quan trọng đầu tiên tại Liên Hợp quốc. Trước đó, một số lãnh đạo thế giới đã để lại dấu ấn đậm nét thông qua những bài diễn văn đi vào lịch sử.

1. Cựu lãnh đạo Cuba, Fidel Castro

Lãnh tụ Fidel phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, 28/9/1960. Ảnh: Getty.
Lãnh tụ Fidel phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, 28/9/1960. Ảnh: Getty.

Tại phiên họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc ngày 26/9/1960, cựu lãnh đạo Cuba, Fidel Castro đã đưa ra một khẩu hiệu: “Nếu thực hiện triết lý cưỡng đoạt thì sẽ mãi mãi chìm đắm trong triết lý chiến tranh”. Ông đã phát biểu liên tục trong 4 tiếng và 29 phút, đây là bài diễn văn dài nhất trong lịch sử phiên họp.

Trong bài phát biểu của mình, ông Castro giải thích ý nghĩa thực sự của cuộc Cách mạng Cuba, sự cần thiết phải cải cách chính phủ và cảnh báo Mỹ trước sự tấn công vào nước này. Ông cũng đề cập đến những khía cạnh đã phá hủy mối quan hệ Mỹ-Cuba.

2. Cựu lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev

Cựu  lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev. Ảnh: Internet
Bí thư thứ nhất BCH Trung ương ĐCS Liên Xô, Nikita Khrushchev  Nikita Khrushchev. Ảnh: Internet

Ngày 12/10/1960, lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev đã có bài diễn văn đầu tiên tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, tại đây, ông đã thể hiện sự ủng hộ đối với các quốc gia châu Phi khi tách khỏi các nước đô hộ, đồng thời kêu gọi giải trừ quân bị hoàn toàn để loại bỏ khái niệm chiến tranh.

Sau đó, báo cáo của truyền thông cho biết, trong khi đọc bài diễn văn của mình, Khrushchev đã ném một chiếc giày về phía ghế ngồi của phòng họp. Những người chứng kiến cho biết, hành động này của ông bộc phát sau khi một đại biểu Philippines so sánh Liên Xô giống như một trại tập trung.

3. Cựu lãnh đạo Palestine Yasser Arafat

Ông Yasser Arafat tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với câu nói nổi tiếng
Ông Yasser Arafat tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc với câu nói nổi tiếng "Xin đừng để cành ô liu rời khỏi tay tôi". Ảnh: NPR

Ngày 13/11/1974, lãnh đạo Palestine Yasser Arafat lần đầu tiên được mời tham dự hội nghị Đại Hội đồng Liên Hợp quốc theo yêu cầu của phong trào Không liên kết.

Trong bài phát biểu của mình, ông gọi chủ nghĩa Do Thái là một hình thức phân biệt chủng tộc và một năm sau đó, Liên Hợp quốc ban hành nghị quyết “Loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc”. Nghị quyết này sau đó đã bị Mỹ và Israel đề nghị hủy bỏ sau sự kiện sụp đổ bức tường phương Đông năm 1991.

4. Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan

Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Ảnh: Internet
Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Ảnh: Internet

Trong phiên họp thứ 42 của Đại hội đồng ngày 21/9/1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan gọi “mối đe dọa người ngoài hành tinh” là một yếu tố quan trọng có thể giúp giải tỏa các xung đột giữa các quốc gia.

Ông đã đưa ra ý tưởng này lần đầu tiên trong cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Geneva năm 1985. Sau đó, ông Reagan cho biết đó là câu chuyện khoa học viễn tưởng ưa thích của mình và sau đó, cố vấn an ninh quốc gia Colin Powell đã phải cố xóa phần phát biểu đó của ông Reagan.

5. Cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chavez

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Ảnh: Internet

Ngày 20/9/2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bắt đầu bài phát biểu của mình tại Đại Hội đồng bằng cách nói rằng “Một con quỷ đã tới đây ngày hôm qua”, ám chỉ Tổng thống Mỹ George W.Bush, trước đó đã có bài diễn văn về chính sách ngoại giao của Washington.

Ông Chavez cũng cáo buộc Mỹ “bóc lột, cướp bóc và khống chế tất cả mọi người trên toàn thế giới”. Tại Venezuela, bài phát biểu của ông được phát sóng trực tiếp và lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Các quan chức Mỹ thì cho rằng những lời nói như vậy không xứng với cương vị của người đứng đầu một nước.

6. Cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi 

Cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi
Năm 2009, ông Gaddafi đã phát biểu gần 2 tiếng thay vì 15 phút như đã đăng ký. Ảnh: Internet

Ngày 23/9/2009, lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi cảnh báo về một “chế độ phong kiến chính trị” và yêu cầu quyền phủ quyết thường trực của Hội đồng Bảo an cần phải được trao cho tất cả các thành viên. Ông cũng cho biết Libya không bắt buộc phải tuân theo các nghị quyết trong Hiến chương Liên Hiệp quốc.

Các diễn giả tại Liên Hợp quốc thường giới hạn bài phát biểu của mình trong 15 phút nhưng bài diễn văn của Gaddafi ké dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Kết quả là, phiên dịch viên tiếng Ả Rập đã kiệt sức và phải nhờ đến sự chi viện của một đồng nghiệp.

7. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Krishna Menon

 

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Krishna Menon (giữa) và bài phát biểu dài 8 giờ về quan điểm của Ấn Độ với vấn đề Kashmir trước HĐBA LHQ vào năm 1957, cũng đi vào kỷ lục. Theo nhiều người có mặt tại cuộc họp, ông Menon quá mệt mỏi với bài phát biểu của chính mình đến nỗi tụt huyết áp.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.