Nga phản đối bản đề nghị cải tổ LHQ của Mỹ

(Baonghean.vn) - Nga tuyên bố không ký vào bản đề nghị cải tổ Liên Hợp Quốc của Mỹ, và kêu gọi các nước thành viên không nên "mù quáng" tiến hành cải cách chỉ vì lời đề nghị của một nước.

Đại sứ của Nga tại LHQ Vasily Nebenzia. Ảnh: EPA
Đại sứ của Nga tại LHQ Vasily Nebenzia. Ảnh: EPA

Chia sẻ với hãng thông tấn TASS, Đại sứ của Nga tại LHQ Vasily Nebenzia cho biết, Nga ủng hộ việc cải tổ LHQ chỉ khi có cuộc thảo luận, đàm phán của tất cả các nước thành viên. "Và lẽ dĩ nhiên, Nga sẽ không ký vào bản đề nghị với 10 điều khoản cải tổ LHQ do Mỹ tự soạn thảo" - ông Nebenzia nói.

Đại sứ của Nga còn nhấn mạnh rằng, cải cách LHQ không phải là "cuộc dạo chơi" bằng cách thông qua một tuyên bố chung. Mà trên hết, cần phải được thực hiện từ những cuộc đối thoại hay quá trình đàm phám liên chính phủ giữa tất cả các nước thành viên của tổ chức này.

Theo ông, những ý tưởng được trình bày trong bản đề nghị, 'thoạt nhìn, rất thuyết phục". Cải tổ LHQ và tăng cường vai trò của tổ chức này trên trường quốc tế là một việc làm cần thiết, song  "Tôi tin chắc rằng, sẽ rất ít các quốc gia thành viên LHQ ký vào bản đề nghị của Mỹ, bởi lẽ, trước khi được đưa ra, không có bất kỳ một thảo luận nào, mà chỉ là do Mỹ tự soạn thảo" - Đại sứ Nebenzia nhận định. 

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra lời đề nghị lãnh đạo các quốc gia ký vào tuyên bố chung với 10 điều khoản, nhằm kêu gọi Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres bắt đầu "cuộc cải tổ" có hiệu quả nhất cho tổ chức này.

"Chúng tôi ủng hộ Tổng thư ký đưa ra những thay đổi cụ thể cho cơ cấu của LHQ, để các quốc gia có thể tăng cường phối hợp, hỗ trợ, phát triển với nhau, và duy trì các sáng kiến hoà bình" - trích trong đơn kiến nghị do Mỹ soạn thảo. Bản tuyên bố chung cũng đề nghị cắt giảm một số vị trí "không cần thiết", bao gồm cả các cơ quan chính của LHQ.

Tổng thống Mỹ Doanld Trump thường xuyên chỉ trích LHQ vì bộ máy vận hành không hiệu quả, trong khi ngân sách chi tiêu quá mức. Sự bất mãn này đẩy lên "đỉnh điểm" vào hồi tháng 5/2017, Chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã công bố đề xuất ngân sách liên bang cho tài khóa 2018, theo đó cắt giảm hơn 30% ngân sách dành cho các hoạt động ngoại giao và viện trợ nước ngoài (gần 19 tỷ USD), bao gồm giảm 1 tỷ USD ngân sách dành cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. 

Mỹ Nga

(Theo TASS)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.