7 bước giúp bố mẹ xử lý triệt để tật nói dối của trẻ

Hoa Lê 22/02/2018 17:03

(Baonghean.vn) - Nuôi dạy con là một trong những thách thức khó khăn lớn nhất mà mỗi phụ huynh phải đối mặt. Một trong những khó khăn lớn nhất khi nuôi dạy con chính là khi trẻ bắt đầu nói dối cha mẹ.

Cách giúp trẻ ngừng nói dối

1. Giữ bình tĩnh

Nếu bạn tức giận sẽ không giúp gì cho tình huống này. Và khi bạn la hét, mắng mỏ trẻ cũng không khuyến khích chúng chỉ nói sự thật. Chúng ta chỉ có thể phản ứng bằng cách bình tĩnh và tiếp cận tình huống như một cơ hội giảng dạy. Khi đang tức giận, bạn sẽ tập trung vào sự trừng phạt thay vì giúp trẻ học và hiểu không nên lặp lại lời nói dối nữa.

Nguyên nhân trẻ thường nói dối và cách xử lý - 1

2. Đừng hỏi, hãy “bắt mọm” trẻ

Hãy tỏ ra đã biết sự thật và cho trẻ biết rằng bạn biết chúng đang nói dối. Nếu bạn tỏ ra đã biết trẻ đang lừa dối, chúng sẽ hiểu rằng lời nói dối đã không còn tác dụng. Hãy ra một hình phạt phù hợp để răn dạy trẻ rằng những lời nói dối không thể kéo dài và rất khó che giấu.

3. Tìm lý do đằng sau hành động nói dối của trẻ

Hãy tìm lý do để biết biết tại sao trẻ nói dối, có thể do trẻ không muốn làm bạn thất vọng. Đào sâu hơn và tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại quyết định có hành vi xấu và không mong muốn ngay từ đầu.

Có phải trẻ đang cố gắng để không thua kém với bạn bè? Có thể trẻ đang không muốn bạn buồn vì không được như bạn mong muốn?... Có thể vì những lý do này trẻ buộc phải nói dối. Hiểu được những lý do tại sao trẻ đưa ra quyết định nói dối sẽ giúp cha mẹ tìm ra cách giải quyết tốt hơn những tình huống mà con cảm thấy đang mắc kẹt.

4. Có hình phạt nhẹ nhàng khi trẻ nói dối

Không chỉ phân tích, chỉ ra cho bé hiểu vấn đề, khi trẻ nói dối, bạn cần có hình phạt nhẹ nhàng để trẻ ghi nhớ rằng nói dối là đức tính xấu nhé. Bạn có thể bắt bé đứng khoanh tay 20 phút và hứa từ nay không nói dối nữa, cũng có thể bắt bé chép phạt câu “con hứa sẽ không nói dối nữa” 30 lần để trẻ nhớ,… hình phạt nên nhẹ nhàng và có tính chất giúp bé khắc sâu vào suy nghĩ về việc sẽ không nói dối nữa nhé.

5. Không nhắc lại lỗi nói dối của bé

Khi đã tìm ra được lý do trẻ nói dối, phân tích cho trẻ hiểu, và có hình phạt nhẹ nhàng bạn cần thể hiện lòng tin rằng bé sẽ không mắc lỗi lại nữa và quan tâm, yêu thương bé như bình thường, nếu không các bé sẽ thấy mặc cảm và sợ hãi đấy.

Đặc biệt, bạn cần “vờ” như quên đi lỗi nói dối của bé và tuyệt đối không nhắc lại, không chỉ trích bé nhé vì làm như thế là phản tác dụng và đôi khi khiến bé mất lòng tin vào bố mẹ, chúng sẽ nghĩ rằng vì chúng nói dối như thế mà bố mẹ không yêu thương chúng nữa.

6. Khuyến khích sự thành thật của trẻ

Bạn cần có phương pháp dạy bảo bé hướng đến sự chân thật, thành thật trong từng việc làm, hành động, lời nói. Hãy phân tích cho bé hiểu khi bé thành thật với mọi người thì sẽ được mọi người yêu thương, quý mến nhưng ngược lại nếu bé không thành thật và nói dối thì sẽ bị bạn bè xa lánh, mọi người không yêu thương bé.

Hãy đọc cho bé nghe những câu chuyện, xem những bộ phim hoạt hình đề cao tính thành thật và có sự trừng phạt đối với người nói dối để bé ghi nhớ sâu sắc hơn nhé. Cứ như thế dần dần bé sẽ nhận thức ra được ý nghĩa của sự thành thật đấy.

7. Bố mẹ cần noi gương cho trẻ

Đôi khi trẻ nói dối chỉ vì chúng thấy bố mẹ cũng nói dối và việc đó là bình thường, không bị làm sao cả trong khi các bé còn nhỏ và rất hay học theo người lớn. Chính vì vậy để con không nói dối, bố mẹ cũng cần noi gương tuyệt đối không được nói dối trước mặt trẻ, đôi khi vì lý do nào đó phải nói dối hãy nói khi không có chúng nhé.

Việc dạy con sự trung thực vốn là việc nói dễ hơn làm. Bạn có thể dạy cho con những điều tốt lành từ sự thành thật cũng như xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn giữa cha mẹ với con./.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Mới nhất
x
7 bước giúp bố mẹ xử lý triệt để tật nói dối của trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO