7 dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận

Theo Vũ Minh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Sỏi thận hình thành và diễn biến âm thầm, chỉ khi sỏi rất to, bắt đầu gây tổn thương đến thận và đường dẫn niệu mới có các triệu chứng dữ dội.

Đau thắt lưng, hông

Đau âm ỉ: Thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau âm ỉ, nhẹ nhẹ vùng thắt lưng, hông. Khi thấy dấu hiệu này có thể bạn đã bị sỏi nhỏ hoặc vừa ở bể thận, sỏi nhỏ ở niệu quản. Sỏi thận hoặc niệu quản gây ứ nước độ 1, 2. Trong trường hợp đau kèm theo bí đái, có thể sỏi ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.

7 dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận ảnh 1

Đau dữ dội vùng thắt lưng, hông: Cơn đau này thường gọi là “Cơn đau quặn thận”, thường đau khởi phát từ thắt lưng, hông sau đó lan rộng xuống bụng dưới. Dấu hiệu này thường là sỏi đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản. Gây tăng áp lực trong lòng niệu quản, co thắt niệu quản nên mới xuất hiện cơn đau dữ dội như vậy

Đau khi ngồi lâu: Khi sỏi thận phát triển thành những viên to, bệnh nhân khó có thể ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài. Áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân đau hơn.

Nước tiểu hồng, nước tiểu đục

Sỏi làm tổn thương niêm mạc ống thận - tiết niệu sẽ gây chảy máu, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, trong trường hợp nặng hơn có thể kèm theo đau và đái ra máu.

Khi tình trạng tổn thương niêm mạc kéo dài, rất dễ dẫn đến viêm đài bể thận - đường tiết niệu. Lúc này có thể tiểu ra mủ. Nước tiểu có màu trắng đục.

Tiểu nhiều, tiểu buốt

Một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thận là đi tiểu nhiều dù lượng nước bạn uống vào không thay đổi. Việc đi tiểu buốt là do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo..

Nước tiểu hôi

Nước tiểu của bệnh nhân sỏi thận thường đục và có mùi hôi, hăng do lắng nhiều chất cặn bã. Trong trường hợp bị viêm, nhiễm khuẩn đường tiết nước tiểu có mùi hôi nặng hơn.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

Mặt khác, những dây thần kinh trong đường tiêu hóa và thận có liên quan đến nhau. Khi sự tắc nghẽn ở thận xảy ra, làm co thắt cơ trơn ở niệu quản và thận. Việc này kéo theo co thắt dạ dày, gây cảm giác buồn nôn và nôn.

Sốt

Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều này khiến họ sốt và gai người.

Sưng vùng bụng chứa thận

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.