7 thói quen tốt cho giấc ngủ, làm chậm quá trình lão hóa

Minh Nguyệt 06/04/2018 19:24

Giấc ngủ ngon đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích như tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động não bộ hay làm chậm lại quá trình lão hóa.

Vì vậy nếu bạn bị mất ngủ, hãy thử ngay những phương pháp sau để giúp cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách.

Trằn trọc khó ngủ, hay mất ngủ cả đêm là một việc không ai mong muốn sau cả một ngày dài mệt mỏi.

Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng này chỉ bằng một vài cách đơn giản. Xây dựng và duy trì cho mình một vài thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

Bạn có thể thử một hoặc nhiều phương pháp khác nhau trong số 7 gợi ý dưới đây để thoát khỏi nỗi ám ảnh của chứng mất ngủ.


Ban đêm, nhiệt độ cơ thể người thường xuống thấp hơn. Theo kết quả một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1997 bởi Trung tâm Y tế Cornell của Bệnh viện New York (Mỹ), cách hai tiếng trước khi ngủ, nhiệt độ cơ thể người bắt đầu giảm, và sẽ giảm xuống mức thấp nhất vào khoảng 4 - 5 giờ sáng.

Vì vậy khi ngâm nước nóng, thân nhiệt bạn sẽ tăng lên - và quá trình giảm nhiệt độ diễn ra ngay sau đó sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn.

Theo Tiến sĩ Joyce Walsleben, giảng viên Trường Đại học Y New York (Mỹ), nếu nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên từ 1 - 2 độ sau khi ngâm mình, mức nhiệt giảm xuống khi bạn đi ngủ là vừa vặn thích hợp để bạn có một giấc ngủ sâu.

Vì vậy, cách giờ đi ngủ hai tiếng, bạn nên ngâm mình trong nước nóng từ 20 - 30 phút. Nếu không có điều kiện ngâm mình, bạn có thể thay thế bằng cách tắm nước nóng.


Đêm khuya là thời điểm để cơ thể bạn tiết ra melatonin - một loại hóc môn có thể khiến bạn buồn ngủ. Tuy nhiên, melatonin chỉ có thể phát tiết khi gặp đúng môi trường.

“Melatonin là hóc môn đêm tối - nó sẽ không xuất hiện khi bạn vẫn ở trong không gian sáng đèn” - Tiến sĩ Walsleben phân tích. “9 - 10 giờ tối là thời điểm thích hợp để melatonin hoạt động”.

Việc ngồi trong không gian có ánh sáng dịu nhẹ trước khi đi ngủ sẽ phát “tín hiệu” cho hóc môn melatonin của bạn, giúp bạn sẵn sàng có một giấc ngủ ngon.


Để giúp cơ thể nhận thức và làm quen với thời gian đi ngủ, bạn có thể tạo lập một vài thói quen và kiên trì thực hiện chúng mỗi tối.

Theo khuyến nghị của Tiến sĩ Gary Zammit (Giám đốc Viện nghiên cứu rối loạn giấc ngủ tai New York, Mỹ), bạn nên xây dựng một vài thói quen thực hiện trước giờ ngủ để giúp não bộ chuyển đổi sang trạng thái ngủ.

“Đặt quần áo ngủ lên giường, đánh răng, hay chải tóc - đó là những thói quen có thể dẫn bạn vào giấc ngủ dễ dàng hơn” - Tiến sĩ Gary Zammit đưa ví dụ.


Hạn chế uống cà phê vào ban đêm có thể giúp bạn ngủ dễ hơn, vì cafein có trong cà phê là một dạng chất kích thích nhẹ.

Theo khuyến cáo của Giáo sư Welsleben, những người gặp vấn đề về giấc ngủ không nên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có chứa cafein sau giờ trưa, vì đây là chất khó hấp thụ và có thể khiến họ khó ngủ vào ban đêm.

Mặt khác, những người uống cà phê không chứa cafein cũng cần chú ý: theo một báo cáo tiêu thụ năm 2007 tại Mỹ, cà phê không chứa cafein được bán tại một vài chuỗi cửa hàng thực chất vẫn chứa chất này.

Một chuỗi cửa hàng lớn chuyên cung cấp cà phê bị phát hiện có chứa tới 32 miligram cafein trong mỗi cốc cà phê được bán ra - tương đương với 340gr cola.

Nicotine cũng được tính là một chất kích thích. Một vài người có quan niệm hút thuốc lá trước khi đi ngủ để giải tỏa căng thẳng, tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Theo Tiến sĩ Walsleben, hút thuốc lá, đặc biệt là trước khi đi ngủ có thể làm tăng nhịp tim và khiến não bộ không thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi.

Bạn có thể cho rằng việc “lướt” các mạng xã hội để cập nhật tin tức về bạn bè, người quen trước khi đi ngủ giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này lại khiến bạn hay trằn trọc và khó ngủ hơn.

Các màn hình sáng (bao gồm cả tivi) có thể kích thích thần kinh của bạn, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng chúng nếu muốn có một giấc ngủ ngon.

“Trước khi đến giờ đi ngủ, đừng xem tivi hay kiểm tra email. Thay vào đó, bạn nên để não bộ nghỉ ngơi dần bằng việc thực hiện những hoạt động thư giãn, chẳng hạn như ngồi trên ghế sofa - hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thoải mái - và đọc sách.” Tiến sĩ Walsleben gợi ý.

Nếu đôi chân bị lạnh làm bạn khó ngủ - đặc biệt là vào mùa đông - bạn nên thử giữ ấm chân bằng cách đi tất mềm khi đi ngủ. Theo chia sẻ của Tiến sĩ Phyllis Lee (giảng viên Phân viện Y Feiberg thuộc Đại học Northwestern, Chicago), việc đi tất sẽ cải thiện khả năng lưu thông và tuần hoàn máu ở chân, giúp bạn dễ ngủ hơn.


Việc ăn quá nhiều vào ban đêm, hay ăn các loại đồ ăn vặt có vị cay vào sát giờ đi ngủ có thể khiến hệ thống tiêu hóa của bạn bị “quá tải” và phải làm việc liên tục, kể cả khi bạn đang nằm nghỉ ngơi.

Các chất cồn như rượu có thể làm bạn buồn ngủ, nhưng nó sẽ làm rối loạn giai đoạn giấc ngủ của bạn sau đó. Chất cồn còn khiến bạn không thể rơi vào giấc ngủ sâu, đặc biệt là giai đoạn REM - giai đoạn cần thiết nhất để giúp cơ thể được nghỉ ngơi toàn phần.

Ngoài ra, nếu uống quá nhiều nước (hoặc bất cứ loại đồ uống nào khác) trước khi đi ngủ, bạn có thể gặp rắc rối với chứng tiểu đêm.

Bác sĩ William C. Dement, giảng viên về thần kinh học của Đại học Stanford, cho biết: “Hầu hết những người từ độ tuổi trung niên trở lên đều gặp phải hiện tượng tiểu đêm. Tuy nhiên việc giảm bớt lượng đồ uống hấp thụ trước khi đi ngủ có thể giúp giải quyết một phần vấn đề”.

Theo Giaoduc.net
Copy Link

Mới nhất

x
7 thói quen tốt cho giấc ngủ, làm chậm quá trình lão hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO