75% đại học Thái Lan có nguy cơ đóng cửa vì 'ế'

Lượng đăng ký thấp và cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các trường nước ngoài khiến đại học trong nước khó tồn tại. 

Chính phủ cho phép trường đại học nước ngoài thành lập cơ sở trong các khu kinh tế đặc biệt dọc theo biên giới Thái Lan khiến nhiều chuyên gia giáo dục nước này lo ngại, theo Bangkok Post ngày 22/5. Theo ông Arnond Sakworawich, giảng viên về khoa học tiên đoán và quản lý rủi ro tại Đại học Thống kê Ứng dụng thuộc Học viện Phát triển Quốc gia (Nida), điều này sẽ khiến nhiều trường đại học trong nước gặp nguy hiểm.

Thị trường giáo dục đại học của Thái Lan bị thu hẹp trong nhiều năm do sự chuyển đổi nhân khẩu, mức sinh từ cao giảm xuống thấp. “Hiện chỉ có khoảng 600.000-700.000 đứa trẻ ra đời mỗi năm ở Thái Lan, so với con số một triệu của 30 năm trước. Cục Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDB) cũng dự đoán số người thuộc nhóm tuổi đi học (0-21) sẽ giảm xuống còn 20% dân số vào năm 2040, mức giảm kỷ lục so với 62% năm 1980”, ông Arnond cho biết.

Năm 2016, NESDB đưa ra số liệu 704.050 trẻ ra đời ở Thái Lan. Trong thời gian nhập học năm ngoái, các trường đại học có 150.000 chỉ tiêu ở nhiều ngành học cho sinh viên, nhưng chỉ có 80.000 người nộp đơn thi tuyển. Con số này là lời kêu gọi thức tỉnh 170 trường đại học trên cả nước.

“Khi thị trường đang thu hẹp và bạn cho phép có thêm nhiều đối thủ hơn, chắc chắn mức cạnh tranh càng bị đẩy lên cao. Tôi nghĩ kịch bản xấu nhất là trong vòng một thập kỷ tới, 3/4 đại học ở Thái phải đóng cửa vì không có khả năng cạnh tranh với những trường nổi tiếng và trường nước ngoài”, ông nói thêm.

ba-phan-tu-dai-hoc-thai-lan-co-nguy-co-dong-cua

Đại học Thammasat đang tính đến việc cân bằng các khoa, ngành để tồn tại. Ảnh: Best Masters

Pong-In Rakariyatham, nhà nghiên cứu về tuyển sinh đại học cho biết đã nhận thấy sự sụt giảm đáng kể về số lượng sinh viên và những thay đổi trong thị trường lao động có khả năng gây ra tác động lớn.

“Xu hướng xã hội mới có thể khiến một số chuyên ngành trở nên lỗi thời, vì vậy những trường muốn giữ vững tài chính có thể phải đóng một số chương trình giảng dạy nhất định. Các chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội có thể sẽ ra đi trước”, ông trăn trở.

Somwang Phithiyanuwat, học giả của Hội Hoàng gia cũng cho rằng các nhà quản lý trường đại học cần bắt đầu suy nghĩ về sự thay đổi số lượng sinh viên ở mỗi khoa để tồn tại. “Sinh viên bây giờ thích nghiên cứu các lĩnh vực khoa học tự nhiên hơn xã hội, do đó tôi nghĩ các trường đại học cần giảm chuyên ngành khối xã hội”.

Đại học Thammasat danh tiếng bậc nhất Thái Lan cũng không nằm ngoài nguy cơ bị đào thải, bắt đầu ý thức được số lượng sinh viên giảm dần và đang tìm cách cân bằng. Trường nghĩ đến việc thu hẹp hoặc thậm chí đóng cửa một số chuyên ngành xã hội quan trọng như luật, báo chí và truyền thông đại chúng.

Theo VNE

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.