Ấm áp vòng tay ‘Mẹ đỡ đầu’

(Baonghean.vn) - Các cấp hội phụ nữ Nghệ An triển khai mô hình “Mẹ đỡ đầu” che chở bao số phận trẻ mồ côi, trẻ em nghèo thiếu may mắn. Các chị đã trở thành người mẹ thứ hai, mang hơi ấm tình thương giúp các em bù đắp thiếu thốn hơi ấm tình thương, có thêm động lực để vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo.

Chở che những mảnh đời bất hạnh

Ánh nắng cuối chiều của tiết trời những ngày chớm bước vào mùa Hè khá oi bức, khiến không khí ảm đạm trong ngôi nhà nhỏ ở khối Điện Biên, phường Nghi Hương (TX. Cửa Lò) càng thêm ngột ngạt. Qua một khoảng sân đầy cát đặc trưng của làng quê ven biển, bước vào căn nhà nhỏ, em Hoàng Văn Phước và người cô ngồi buồn thiu nơi bậc thềm, mùi nhang khói bao phủ không gian khiến không khí càng não nề. Phước năm nay học lớp 9, bố của Phước đã mất hơn chục năm. Hai anh em được người mẹ làm nghề phụ hồ tần tảo nuôi ăn học. Rồi tai họa lại ập đến khi mẹ của Phước không may bị tai nạn ngã từ giàn giáo xuống đất, sau một thời gian điều trị tại bệnh viện nhưng đã không qua khỏi. Mẹ của em đã ra đi, bỏ lại hai người con bơ vơ trên cõi đời.

Người cô của Phước cho biết, “mẹ mất mới hơn chục ngày, Phước nhiều lúc nhớ mẹ khóc rấm rứt một mình, thương lắm. Cô lấy chồng sinh sống ở miền Nam, nghe tin dữ tức tốc về đây lo cho cháu, nhưng cũng không thể ở với cháu được lâu. Anh trai của Phước vừa mới đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản được 1 tháng thì mẹ mất, nhưng không thể về. Em dâu tôi ra đi, để lại 2 con bơ vơ và một khoản nợ khổng lồ do vay ngân hàng cho con đi xuất khẩu và sửa sang nhà cửa”. Nói rồi, người cô lại thở dài, mắt rơm rớm chực bật khóc. Nghe cô nói vậy, Phước ngồi trầm ngâm, ánh mắt buồn bã thất thần nhìn vào khoảng không gian đặc quánh mùi khói nhang.

Hội Phụ nữ thị xã Cửa Lò thăm hỏi, động viên các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: H.T
Hội Phụ nữ thị xã Cửa Lò thăm hỏi, động viên các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: H.T

Thắp nén nhang viếng người đã khuất, chị Phùng Thị Hạnh - Chủ tịch Hội Phụ nữ thị xã Cửa Lò và các cán bộ hội của phường Nghi Hương động viên, chia sẻ với những mất mát của gia đình. Từ ngày mẹ em Phước mất, các cán bộ Chi hội Phụ nữ phường Nghi Hương thường xuyên lui tới, quan tâm, động viên em Phước, hỗ trợ thêm cùng gia đình người bác chăm sóc em. Chia sẻ cùng gia đình, Phước được nhà trường và các cô, bác hội phụ nữ vận động quyên góp được một số tiền mua một chiếc xe máy điện để đi học, và trả được một phần nhỏ số nợ ngân hàng. Hàng ngày, Phước về nhà bác ăn cơm rồi đêm lại trở về ngồi học bài, một mình lẻ loi trước ban thờ nghi ngút khói hương. “Hội đã kêu gọi được một nhà hảo tâm hỗ trợ em Hoàng Văn Phước mỗi tháng 1 triệu đồng cho đến khi em học hết cấp 3, nếu đậu đại học sẽ tiếp tục hỗ trợ, góp thêm một phần động viên em vượt qua số phận, vươn lên học tập” - chị Phùng Thị Hạnh cho biết.

Ở TX. Cửa Lò, ngoài em Hoàng Văn Phước, còn có 14 trường hợp trẻ em mồ côi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang được các cấp hội phụ nữ dang rộng vòng tay quan tâm, giúp đỡ thông quan việc triển khai mô hình “Mẹ đỡ đầu”. Trong đó, có 7 em đã được hỗ trợ từ 300 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/tháng, số còn lại các chi hội phụ nữ ngoài thường xuyên thăm hỏi, động viên thì đang kết nối, kêu gọi nhà hảo tâm tài trợ. Ví như hoàn cảnh của hai chị em Trần Thế Trung, Trần Thị Uyên Trang ở khối 5, phường Nghi Tân. Bố của hai em đã mất gần 10 năm, mẹ bỏ đi biệt tích, hai em ở với ông bà nội đã già yếu trong căn nhà chật chội.

Ông nội của Trung sức khỏe yếu đã bỏ nghề đi biển 3 năm nay, nên cuộc sống của 4 người phụ thuộc vào việc chạy chợ, buôn bán mẹt cá nhỏ của người bà đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”. “Cũng vì sự nghèo túng, chị của Trung năm nay học lớp 10 hai hôm nay bỏ học đi làm thuê dọn dẹp rửa bát cho các quán hàng ven biển. Ông lo rồi đây không biết làm sao để cho các cháu được học hành đến nơi đến chốn” - ông Trần Công Hoàng, ông nội của Trung bộc bạch. Trực tiếp động viên ông và hai cháu cố gắng, cán bộ chi hội phụ nữ phường Nghi Tân đã trao tặng sách vở, một số đồ dùng học tập và quần áo cho hai cháu, đồng thời đang tích cực kêu gọi, kết nối các nhà hảo tâm hỗ trợ để các em có thể tiếp tục đến trường.

Vợ chồng ông Trần Công Hoàng tuổi cao sức yếu nuôi 3 cháu mồ côi đang tuổi ăn, tuổi học. Ảnh: H.T
Vợ chồng ông Trần Công Hoàng tuổi cao sức yếu nuôi 3 cháu mồ côi đang tuổi ăn, tuổi học. Ảnh: H.T

Ở huyện Quỳnh Lưu, cũng thông qua mô hình “Mẹ đỡ đầu” triển khai từ đầu năm 2022 đến nay, những “người mẹ thứ hai” là các cán bộ hội phụ nữ đã nhận đỡ đầu, chăm sóc thường xuyên về tinh thần, hỗ trợ một phần vật chất cho 95 trẻ em, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chủ yếu đều là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc mồ côi cha/mẹ với số tiền gần 200 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Hải - Chi hội trưởng Hội Phụ nữ xã Quỳnh Bảng cho hay, chị em chi hội của 13 thôn của xã đã nhận đỡ đầu 13 trường hợp trẻ em mồ côi, ngoài ra, hội phụ nữ xã hỗ trợ 1 em, và kêu gọi 2 nhà hảo tâm đỡ đầu 2 em khác với mức 5 - 6 triệu đồng/năm. Hình thức đỡ đầu bằng việc tặng thẻ bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm thân thể, tặng sách vở, đồ dùng học tập  và hỗ trợ bằng tiền 2 triệu đồng/năm cho đến khi các cháu 18 tuổi. Đồng thời, các hội viên hội phụ nữ phân công nhau quan tâm, hỏi han động viên các cháu và gia đình thường xuyên. Ví như trường hợp em Đậu Thị Trà My, học lớp 2 ở xóm Vân Lý. Mẹ của Trà My đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần, ông bà ngoại đã hơn 70 tuổi và thường xuyên ốm đau. Mọi chi phí sinh hoạt đều phụ thuộc vào sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội. Vì thế, cháu Trà My mới có thể tiếp tục đến trường.

Chủ trương nhân văn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” tuy được các cấp hội phụ nữ mới bắt tay thực hiện nhưng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng xã hội, và chính những hội viên hội phụ nữ là những người hăng hái nhất, bởi họ thấu hiểu được được ý nghĩa to lớn, nhân văn của hoạt động này. Họ là những người mẹ, có kinh nghiệm chăm sóc con cái nên luôn thấu hiểu những thiệt thòi, mất mát của các hoàn cảnh trẻ em mồ côi, thiếu hơi ấm chở che của người thân. Ví như ở xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên, chị Nguyễn Thị Gái - Chi hội trưởng Hội Phụ nữ xã cho biết, ngay sau khi phổ biến chủ trương triển khai mô hình “Mẹ đỡ đầu” thì cả 4/4 chi hội của xã mọi thành viên đều nhận thấy đây là chủ trương thiết thực, ý nghĩa, vì vậy, ai cũng quyết tâm sẽ nỗ lực thực hiện ngay. Không chỉ các chi hội phụ nữ, khi phổ biến đến các thôn, xóm, các hộ tiểu thương trong xã cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Mỗi người góp một ít giúp thêm kinh phí đỡ đầu 5 cháu nhỏ mồ côi trên địa bàn xã Hưng Mỹ. Hơn 30 cháu được các chi hội phụ nữ nhận đỡ đầu, vừa hỗ trợ tiền, vừa chăm sóc, động viên về tinh thần để các cháu thêm động lực vươn lên.

Hội Phụ nữ xã Quỳnh Bảng quyên góp vận động đỡ đầu 14 học sinh mồ côi trên địa bàn xã. Ảnh: HT
Hội Phụ nữ xã Quỳnh Bảng, vận động quyên góp đỡ đầu 14 học sinh mồ côi trên địa bàn xã. Ảnh: H.T

Còn ở những huyện nghèo miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, đây là những địa phương có số lượng lớn trẻ em nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, việc triển khai mô hình “Mẹ đỡ đầu” lại càng có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, do mặt bằng đời sống người dân nơi đây còn nghèo nên việc tự đóng góp hỗ trợ của các chi hội phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn. Ví như ở Kỳ Sơn, toàn huyện có 81 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi chưa được hỗ trợ. Hội Phụ nữ huyện Kỳ Sơn cũng chỉ mới kêu gọi, quyên góp triển khai nhận đỡ đầu 1 trường hợp trẻ mồ côi ở xã Hữu Kiệm, còn lại vẫn đang triển khai tạo nguồn để giúp các em còn lại. Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, tất cả các Huyện hội đều đã bắt đầu triển khai mô hình “Mẹ đỡ đầu” từ đầu năm 2022. Các cấp hội chủ yếu tạo nguồn kinh phí từ việc thu gom phế liệu, “biến rác thải thành con giống”; đồng thời, các hội viên tự góp tiền và chủ động kêu gọi, kết nối các nhà hảo tâm tài trợ.

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” được Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai trên cả nước từ đầu năm 2022. Đây là việc làm thiết thực, ý nghĩa nhằm thiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước chung sức, đồng lòng phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Ban đầu, Chương trình “Mẹ đỡ đầu” nhằm vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân hưởng ứng chương trình; nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi (trước mắt tập trung trẻ mồ côi do dịch bệnh Covid-19) có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, cộng đồng.  

Các cấp hội phụ nữ ở thị xã Cửa Lò, các huyện Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên thu gom phế liệu bán lấy tiền hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh mồ côi. Ảnh: H.T
Các cấp hội phụ nữ ở thị xã Cửa Lò, các huyện Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên thu gom phế liệu bán lấy tiền hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh mồ côi. Ảnh: H.T

Sau khi những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã từng bước được kiểm soát, ngoài những trẻ em mồ côi do bố mẹ bị mất vì Covid-19, các cấp hội phụ nữ vẫn tiếp tục thực hiện mô hình “Mẹ đỡ đầu” bằng việc mở rộng các đối tượng hỗ trợ. Đó là những trường hợp trẻ mồ côi chưa được nhận đỡ đầu hoặc ít nhận được sự hỗ trợ; các trẻ mồ côi cả cha và mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ, không nơi nương tựa, hoặc có người nuôi dưỡng thuộc hộ nghèo, gia đình khó khăn. Hình thức gây quỹ ngoài nguồn kinh phí do các chi hội phụ nữ tự gây dựng bằng các hoạt động thu gom phế liệu, các chi hội còn vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ, trực tiếp nhận chăm sóc, đỡ đầu hoặc hỗ trợ nguồn lực để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Từ đó, các cấp hội có trách nhiệm giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến trẻ mồ côi ở địa phương. Các hội viên còn đóng vai trò là “người mẹ thứ hai” hỗ trợ, hướng dẫn trẻ em, gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng được tiếp cận đầy đủ chính sách của Nhà nước, đặc biệt là hỗ trợ chăm sóc, tư vấn về tình cảm, tinh thần và đảm bảo an toàn cho trẻ trong môi trường gia đình, cộng đồng.

Trung ương Hội LHPN cũng nhấn mạnh trong chỉ đạo các cấp hội khi triển khai mô hình “Mẹ đỡ đầu” phải dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện; tôn trọng các quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Các hỗ trợ đảm bảo sát hợp với nhu cầu của trẻ. Ưu tiên tối đa điều kiện để trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, họ hàng, cộng đồng, quê hương; công khai, minh bạch nguồn hỗ trợ, đối tượng được thụ hưởng. Bên cạnh đó, còn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức hội nơi có tập thể, cá nhân là “Mẹ đỡ đầu” với cấp ủy, chính quyền, các trung tâm và tổ chức hội cơ sở nơi trẻ sinh sống. Với mục tiêu nhân văn của mô hình này, đã và sẽ có hàng trăm nghìn trẻ em trên cả nước, đặc biệt là trẻ mồ côi sẽ được hưởng sự ấm áp của tình thương, có thêm "người mẹ thứ hai” đỡ đầu hỗ trợ các em vượt qua những giông bão khắc nghiệt của cuộc sống./.

tin mới

Xuân trên tuyến đảo Tây Nam

Xuân trên tuyến đảo Tây Nam

(Baonghean.vn) - Gần một tuần rong ruổi theo hải trình ghé các tuyến đảo Tây Nam, được đặt chân lên những Hòn Đốc, Hòn Chuối, Hòn Khoai, được ngắm bãi biển dài xanh mướt ở Nam Du, rồi tận mắt thấy, tận tai nghe những mẩu chuyện giản dị ở Thổ Chu, lòng chúng tôi lại ấm áp đến lạ. 

Giữ hộ nghèo cho kẻ khó...

Giữ hộ nghèo cho kẻ khó...

(Baonghean.vn) - Trong biểu kết quả thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ phường Hồng Sơn (TP. Vinh) vừa được BTV Tỉnh ủy tặng Cờ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu” năm 2019 - 2023, tôi bất chợt nhận ra sự “lạ” ở mục “Giảm tỷ lệ hộ nghèo”, từ năm 2020 đến năm 2025 duy trì con số 0,065%!

Vùng quê ở Nghệ An đi ăn đám cưới không cần bỏ phong bì

Vùng quê ở Nghệ An đi ăn đám cưới không cần bỏ phong bì

(Baonghean.vn) - Tại một vùng quê ở huyện Diễn Châu, mỗi gia đình dù có bao nhiêu con thì cũng chỉ tổ chức đám cưới nhận phong bì của khách 1 lần. Những đứa con còn lại trong nhà, vẫn tổ chức mời khách ăn uống, nhưng tuyệt đối không nhận phong bì mừng cưới từ khách.

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Báu vật giữa rừng già

Báu vật giữa rừng già

(Baonghean.vn) -Trong cái thâm u và những mảnh ánh sáng yếu ớt của tiết trời mùa Đông rót xuống qua kẽ lá, tôi dựa lưng vào tấm thân xù xì nhưng ngào ngạt hương của cây sa mu cổ thụ, chợt nhận thấy mình thật bé nhỏ…

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

(Baonghean.vn) - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 là công trình trọng điểm quốc gia, nếu vì việc khiếu nại không có sơ sở mà thu hẹp quy mô sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động GTVT, tác động tiêu cực đến môi trường phát triển kinh tế và suy giảm niềm tin của người dân đối với địa phương.

Người giỏi ở Piêng Mựn

Người giỏi ở Piêng Mựn

(Baonghean.vn) - Piêng Mựn hiểu theo tiếng Thái là một vạt đất bằng và trơn, nằm ở cửa khe nơi thượng nguồn dòng Nậm Nơn. Đây là bản duy nhất trong 9 bản thuộc xã biên giới Mai Sơn (Tương Dương) có phụ nữ làm “thủ lĩnh”. Đó là chị Kha Thị Hoa, nữ trưởng bản được địa phương, người dân tin mến.

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

(Baonghean.vn) - Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều đổi mới, bám sát thực tiễn cuộc sống, vì mục tiêu kiến tạo phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

(Baonghean.vn) - Xã rẻo cao Tây Sơn không chỉ hấp dẫn bởi khung cảnh yên bình của những mái nhà sa mu cổ hàng trăm năm tuổi hay suối Hồng Cốc với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mát mẻ giữa ngàn xanh rừng pơ mu, sa mu; mà còn hút khách xa bởi bản sắc văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ...

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

(Baonghean.vn) - Cấp ủy, chính quyền phường Vinh Tân (TP. Vinh) lập kế hoạch, phấn đấu hết năm 2023 sẽ hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 5 hộ gia đình. Đến ngày 2/11, sau lễ khánh thành bàn giao nhà cho hộ cụ Trần Thị Danh, phường đã hoàn thành được nhiệm vụ đề ra.

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngược miền Tây xứ Nghệ, trong tiết trời Thu dịu nhẹ, chúng tôi ghé thăm bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - nơi duy nhất của cả nước có đồng bào Ơ Đu sinh sống; được thấy, được nghe về những điều mới mẻ trong nếp nghĩ, cách làm của cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Người giám sát

Người giám sát

(Baonghean.vn) - Với chất giọng vùng Nghi Lộc không thể lẫn, anh Nguyễn Xuân Văn - Phó Chủ tịch MTTQ, Trưởng ban Giám sát đầu tư cộng đồng xã Nghi Thái, chân thành dốc hết tâm can về công tác giám sát, những khó khăn và cả kinh nghiệm bản thân đúc rút được từ thực tế công tác.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Chung cư D2 được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng từ thập kỷ 80, của thế kỷ trước. Đây là một trong những chung cư "già nua" nhất còn tồn tại ở thành phố Vinh, trên địa bàn phường Quang Trung

Vinh - thời gạch vụn

(Baonghean.vn)- Vườn hoa Lê Mao ngày nay, xưa kia là một con đường trũng. Chính bọn học trò chúng tôi đã khiêng gạch vụn về đổ đầy con đường đó, rồi đắp đất lên trồng hoa, làm thành vườn hoa ngay từ ngày ấy.

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

(Baonghean.vn) - Vụ việc các hộ thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tây Hiếu (TX. Thái Hòa) phải đổ bỏ hàng trăm tấn đu đủ chín do doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm đột ngột thông báo dừng thu mua, đã gây cú “sốc” cho các nông hộ.

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

(Baonghean.vn) -Về với xã Châu Lý - đất mường Choọng xưa, là địa bàn khó khăn của huyện miền núi Quỳ Hợp, đến đâu cũng nghe náo nức chuyện hiến đất, mở đường, phát triển cây nguyên liệu, làm du lịch cộng đồng. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã giúp xã nghèo khởi sắc, đưa ấm no về với đồng bào.

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

(Baonghean.vn) - Từ năm 2017, vùng Đảo Chè các xã Thanh An, Thanh Thịnh ra đời cùng một đại dự án 1.532 tỷ đồng do Cienco4 làm chủ đầu tư, mà đến nay đã 6 năm trôi qua đại dự án đó vẫn nằm im trên giấy trong sự ngóng đợi của cán bộ, nhân dân huyện Thanh Chương...

Tươi mới Na Ngoi

Tươi mới Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Chớm Thu, lên với xã biên giới Na Ngoi ( Kỳ Sơn), không chỉ mê đắm bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, mà còn ấn tượng bởi những màu sắc tươi mới từ những vườn dược liệu, vườn đào, rẫy gừng và những ruộng lúa nước mơn mởn xanh.

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

(Baonghean.vn) - Sau Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013, Bộ Chính trị đã tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt với quê hương Bác Hồ bằng việc ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 về xây dựng, phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Được miễn tiền thuê đất từ năm 2011 đến năm 2047, nhưng dự án Trung tâm Dạy nghề Việt Nhất chất lượng cao từ nhiều năm qua đã và đang được sử dụng làm kho xưởng cưa, xẻ gỗ lem nhem, nhếch nhác. Thế nên, cán bộ và nhân dân phường Quán Bàu gọi đây là “dự án lợi dụng chính sách”!

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

(Baonghean.vn) - Truông Bồn, tọa độ lửa năm nào, nay đã rợp những hàng cây xanh che mát khoảng trời hố bom xưa. Câu chuyện của những TNXP đã không tiếc máu xương, cống hiến cả thanh xuân cho dân tộc sẽ mãi được lưu truyền như một bản hùng ca bất tử.

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...